Sơn La đưa cây ăn quả lên đất dốc, nông dân ngày càng no ấm

Văn Ngọc

16/05/2025 18:57 GMT +7

Chiều 16/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương về trồng cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2025.

Sau 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc ở Sơn La

Dự hội nghị tổng kết đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; ông Lê Quốc Doanh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Sơn La có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; Lò Minh Hùng, Phó Bi thư Thường trực Tỉnh ủy: Nguyễn Đình Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La lãnh đạo các sơ, ban, ngành của tỉnh,...

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương về trồng cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016-2025. Ảnh: Văn Ngọc

Mười năm trước, trên những triền đất dốc ở Sơn La vẫn phủ một màu ngô, sắn, lúa nương, những cây trồng ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp, bạc màu đất và khó bứt phá về thu nhập. Nhờ chủ trương đúng trúng, đến nay Sơn La đã có hơn 85.000 ha cây ăn quả và cây Sơn tra, tăng 219% về diện tích so với năm 2016, sản lượng tăng 332%; đạt 81,14% so với mục tiêu năm 2025.

Tỉnh Sơn La đã thực hiện chuyển đổi diện tích cây lương thực trên đất dốc, cây trồng kém hiệu quả là 33.189 ha. Trong đó, chuyển đổi 1.259 ha đất trồng lúa nương, 30.599 ha đất trồng ngô, 716 ha đất trồng sắn và 615 ha đất trồng cà phê sang trồng cây ăn quả. Việc chuyển đổi diện tích cây công nghiệp, cây lương thực hiệu quả kinh tế thấp sang cây ăn quả đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, mang lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ứng dụng các quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Văn Ngọc

Tỉnh Sơn La đã có 8 vùng cây trồng được cấp quyết định công nhận vùng ứng dụng công nghệ cao được công nhận, trong đó có 5 vùng trồng cây ăn quả na, nhãn, xoài, mận tại các huyện, đạt 200% so với mục tiêu đề ra đến năm 2025.

Năm 2016, Sơn La không có diện tích cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đến nay, Sơn La đang duy trì 218 mã số vùng trồng, gồm 202 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, 16 mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích 3.142 ha và 8 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu nhãn, xoài, mắc ca, chanh leo.

Toàn tỉnh hiện có 31 sản phẩm nông sản mang địa danh của tỉnh Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. So với năm 2016 tăng 30 sản phẩm được cấp bảo hộ; có 59 sản phẩm OCOP được sản xuất, chế biến từ quả.

Từ 2016 đến nay, tỉnh Sơn La đã hình thành 335 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trồng cây ăn quả với diện tích 6.766 ha, tăng 297 doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả so với năm 2015.

 Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Văn Ngọc

Năm 2015, tại Sơn La chủ yếu sơ chế thủ công, đến năm 2025 toàn tỉnh có 560 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản, trong đó có 17 nhà máy và 543 cơ sở; có hơn 2.700 cơ sở sấy long nhãn, nông sản và 40 kho lạnh, góp phần kéo dài thời gian bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả tươi khi đến thời vụ thu hoạch trong thời gian ngắn.

Ngoài giải quyết được vấn đề kinh tế, Sơn La đã giải quyết được việc làm, thu nhập cho người nông dân thông qua việc thu hút được 3 nhà máy chế biến quả lớn và các cơ sở chế biến quả quy mô nhỏ, vừa trên địa bàn gắn với phát triển vùng nguyên liệu tại các huyện, thành phố.

Thông qua phát triển hợp tác xã sản xuất, chế biến quả đã góp phần thực hiện thắng lợi tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giải quyết cho gần 5.000 lao động có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Văn Ngọc

Cây ăn quả giúp đồng bào vùng cao Sơn La ấm no

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao vai trò tiên phong của Sơn La trong phát triển cây ăn quả. Theo ông Nguyễn Xuân Cường, dọc đường đi từ Hòa Bình lên Sơn La ngày hôm nay, ấn tượng nhất là những thảm màu xanh hiện lên dọc 2 bên đường với những hàng cây ăn quả, đặc biệt là xoài, nhãn sai trĩu quả. Chủ trương của cấp ủy Sơn La về đưa cây ăn quả lên đất dốc là hoàn toàn chính xác.

Không chỉ dừng ở một chủ trương trúng và đúng, Sơn La còn đề ra các nhóm giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt; biết kết hợp giữa yếu tố địa phương, yếu tố toàn quốc và yếu tố thời đại. Bởi thế mà chỉ trong 10 năm, Sơn La đã đạt được thành tựu như ngày hôm nay, thay đổi hẳn cục diện, bộ mặt, hạ tầng, sản xuất, đời sống, vật chất và tinh thần của bộ mặt vùng cao và đời sống của nhân dân Sơn La.

Đến nay, Sơn La là một trong những địa phương có diện tích cây ăn quả lớn nhất cả nước. Ảnh: Văn Ngọc

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh: Thành quả 10 năm là minh chứng cho một chủ trương đúng, sự vào cuộc đồng bộ, sự bền bỉ, sáng tạo của hàng chục nghìn nông dân.

Thời gian tới, Sơn La sẽ tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; phát huy hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính gắn với phát triển các sản phẩm quả. Tăng cường liên kết 6 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng (ngân hàng) - nhà khoa học - nhà phân phối) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp.

Các tập thể, cá nhân nhận Bằng khen. Ảnh: Văn Ngọc

Đồng thời, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đầu tư vào phát triển cây ăn quả. Hình thành một số khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất quả gắn vùng sản xuất quả với chế biến quả, thương mại. Đầu tư nâng cao năng lực chế biến, bảo quản và các dịch vụ logistics cho các vùng chuyên canh quả chính, tập trung cho các sản phẩm quả chủ lực của tỉnh.

Từ vùng đất dốc năm nào, nay đã hình thành những vườn cây trĩu quả, xanh mướt và đầy sức sống. Hành trình 10 năm qua không chỉ khẳng định giá trị của một hướng đi đúng, mà còn thắp sáng khát vọng làm giàu chính đáng của người dân nơi đây – một khát vọng được chắt chiu từ từng mùa quả ngọt giữa đại ngàn Tây Bắc.

Hội nghị đã biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện chủ trương về trồng cây ăn quả trên đất dốc; Ban thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La khen thưởng 9 tập thể và 49 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tặng Bằng khen cho 10 tập thể, 5 cá nhân.

Sơn La: Diện tích cây ăn quả và cây sơn tra tăng hơn 200% sau 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc

Sơn La: Diện tích cây ăn quả và cây sơn tra tăng hơn 200% sau 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc

Diện tích cây ăn quả và cây sơn tra của tỉnh Sơn La ước đạt 85.050 ha, tăng 219% so với năm 2016.

Sơn La: Sản lượng cây ăn quả dự kiến tăng 31%

Sơn La: Sản lượng cây ăn quả dự kiến tăng 31%

UBND tỉnh Sơn La vừa tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo 598, triển khai sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2025.

Chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc ở Sơn La

Chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc ở Sơn La

Theo dự kiến, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về trồng cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2025 sẽ diễn ra trong tháng 5/2025.

Nhìn lại 10 năm phát triển cây ăn quả trên đất Sơn La

Nhìn lại 10 năm phát triển cây ăn quả trên đất Sơn La

Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.