Canh tác cà phê cho hiệu quả cao nhất
Tại buổi tập huấn, gần 100 hội viên nông dân đã được trao đổi về các nội dung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về sản xuất cà phê. Các vấn đề liên quan đến chính sách, kỹ thuật sản xuất đến chế biến, thị trường, liên kết sản xuất, chuyển đổi số trong nông nghiệp, hình thành và phát triển chuỗi sản xuất cà phê bền vững.
GS.TS Nguyễn Văn Bộ, Chuyên gia khoa học cho biết: Sơn La là một trong những vùng có diện tích cây cà phê chè lớn nhất trên cả nước. Với độ cao từ 600-700 m so với mực nước biển, về điều kiện sinh thái đáp ứng phát triển cây cà phê. Về chất đất, mặc dù không được tốt như chất đất ba dan ở các vùng của Tây Nguyên, tuy nhiên đất của Sơn La có thể trồng được cà phê, do độ dày đất cao, khả năng thoát nước của đất tốt, lượng mưa phù hợp.
Tuy nhiên hiện nay, điện tác cà phê của Sơn La đã canh tác nhiều năm, dẫn đến cây sinh trưởng kém. Để phát triển cây cà phê một cánh hiệu quả, nông dân Sơn La cần trồng tái canh và ghép cải tạo vườn cà phê bằng các giống mới cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, sương muối, thích hợp với điều kiện tự nhiên của Sơn La nhằm xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu sản phẩm. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế và chế biến cà phê, trong đó quan tâm tới các giải pháp chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm; tạo nên các sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Giải pháp phát triển cà phê bền vững
Cũng theo, GS.TS Nguyễn Văn Bộ, Sơn La cần đưa các giải pháp về mô hình sản xuất khép kín; đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường, xử lý rác thải, nước thải khi sơ chế, chế biến cà phê; các giải pháp tận dụng tối đa xử lý các chế phẩm khi sơ chế cà phê như việc ủ vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ; giải pháp về xây dựng nâng cao hơn nữa hiệu quả chuỗi liên kết 3 nhà (nhà nông, nhà sản xuất chế biến, nhà xuất khẩu tiêu thụ).
Hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững được chứng nhận. Hướng dẫn các hộ bón phân cân đối, hợp lý, giảm lượng phân bón vô cơ, tăng lượng phân bón hữu cơ và hạn chế dùng các loại hóa chất; thu hái quả Cà phê đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn (chỉ thu hái quả chín, không hái quả xanh, tỷ lệ quả chín thu hái đạt trên 95%); Khuyến khích người dân sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm trong vườn cà phê bằng cách trồng xen các loại cây lâu năm.
Ông Cà Văn Nam, bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, thành phố Sơn La cho biết: Chương trình tập huấn ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng đối với người canh tác cà phê như chúng tôi. Thông qua chương trình chúng tôi năm bắt được các kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, bón phân cho cà phê. Đặc biệt chương trình ngày hôm nay chúng tôi năm bắt được các thu hái, cũng như là cách chế biến cà phê cho hiệu quả nhất. Ngay sau khi sự kiên này, gia đình tôi xe về triển khai các kỹ thuật khoa học phát triển cây cà phê tại gia đinh, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cà phê.