Nông thôn Tây Bắc: Gần 8.000 con lợn bị tiêu hủy, Tuyên Quang lập 2 tổ công tác chống dịch tả lợn châu Phi
25/07/2025 16:31 GMT +7
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát và lây lan với tốc độ rất nhanh, tỉnh Tuyên Quang đang huy động tối đa lực lượng, triển khai các biện pháp cấp bách nhằm khống chế, dập dịch, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Tuyên Quang: Vứt lợn chết ra đường, một phụ nữ bị phạt 5,5 triệu đồng
- Tuyên Quang: Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi: Tuyên Quang thành lập 2 tổ công tác cơ động, trực tiếp xuống "điểm nóng"
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh Tuyên Quang, tính đến ngày 24/7, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 45 xã, phường trên địa bàn tỉnh. Tổng số lợn chết và buộc phải tiêu hủy trên 7.700 con, với tổng trọng lượng ước tính 430 tấn.
Để ứng phó khẩn cấp, Sở NN&MT tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập 2 tổ công tác cơ động tham gia công tác chỉ đạo điều hành và trực tiếp tham gia chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch.

Nhiệm vụ của hai tổ công tác này không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, giám sát mà còn trực tiếp "cầm tay chỉ việc", phối hợp với chính quyền xã, phường để:
Xử lý tận gốc: Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch – vốn được xem là một trong những nguồn lây lan dịch bệnh nguy hiểm nhất.
Hướng dẫn chuyên môn: Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn quy trình tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học; giám sát công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường tại các ổ dịch, vùng bị uy hiếp và vùng đệm.
Tham mưu kịp thời: Nhanh chóng nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở để báo cáo và tham mưu cho Sở NN&MT, đề xuất UBND tỉnh có những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, phù hợp với diễn biến thực tế của từng địa phương.

Trong đó, các "điểm nóng" về dịch tả lợn châu Phi là khu vực II của tỉnh với 10 xã có ổ dịch (Chiêm Hóa, Hàm Yên, Trung Hà, Hùng Đức, Kim Bình, Kiên Đài, Tân Mỹ, Hòa An, Tân An, Yên Nguyên), tiếp đến là các xã thuộc khu vực VIII (8 xã) và khu vực VII (6 xã)...
Quyết liệt thực hiện "5 không" để bảo vệ đàn vật nuôi
Song song với các giải pháp từ cơ quan chức năng, Sở NN&MT Tuyên Quang nhấn mạnh vai trò chủ thể của người chăn nuôi. Sở đã yêu cầu các Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, các trạm Kiểm dịch động vật phải huy động tối đa lực lượng, thường trực để xử lý ổ dịch ngay khi phát sinh, không để dịch bệnh lan rộng.
Đặc biệt, thông điệp "5 không" đang được tuyên truyền rộng rãi và yêu cầu các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi thực hiện một cách nghiêm túc trong phòng, chống dịch:
Đó là : Không giấu dịch; Không buôn bán, vận chuyển lợn ốm, chết; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn ốm; Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi; Không vứt xác lợn chết ra môi trường.
Cơ quan chức năng cũng cảnh báo, mọi hành vi vi phạm quy định của Luật Thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Cuộc chiến với dịch tả lợn châu Phi tại Tuyên Quang đang bước vào giai đoạn cam go. Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ý thức của mỗi người dân là yếu tố then chốt để có thể sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi của tỉnh.
Hai cô giáo nghỉ hưu "phi" xe máy đến quán cà phê treo giữa trời, đối mặt “khúc cua tử thần” giữa vách đá và vực sâu
Phía sau tay lái của hai cô giáo là cả một hành trình vượt qua giới hạn tuổi tác, nỗi sợ và chính mình, để ngắm nhìn thiên nhiên kỳ vĩ trong ánh nắng chênh vênh trên Mã Pì Lèng.
Nông dân một nơi ở tỉnh Tuyên Quang (mới) đang nhổ loại củ to bự gì mà bán chính ngạch sang Nhật Bản?
Củ cải được người dân xã Xín Mần, tỉnh Tuyên Quang mới (trước sáp nhập tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, xã Xín Mần là một phần diện tích của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cũ) ví như “sâm trắng” và đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng con đường chính ngạch. Đây không chỉ là thành quả của sự nỗ lực, mà còn khẳng định giá trị chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp - Hợp tác xã (HTX) và người nông dân ngày càng bền vững.