dd/mm/yyyy

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu

Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững nâng cao thu nhập.

Clip: Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu

Nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm nâng cao thu nhập

Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 85.465,85 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 35.164,82 ha, đất lâm nghiệp 44.105,17 ha. Toàn huyện có 10.721 hội viên nông dân sinh hoạt tại 169 chi hội thuộc 15 cơ sở hội, ngành nghề chủ yếu là sản xuất kinh doanh, nông, lâm nghiệp chiếm 88,8 %.

Nhờ đặc điểm về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua, huyện Yên Châu xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trọng tâm nên đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tăng trưởng bền vững, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, coi đây là một trong những khâu đột phá để nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu - Ảnh 2.

Phong trào hội viên nông dân thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Yên Châu ( Sơn La) được đẩy mạnh. Ảnh: Văn Ngọc

Với gia đinh hội viên nông dân, Trần Văn Giáp, bản Thanh Liêm 1, xã Phiêng Khoài, (Yên Châu, Sơn La), trước đây thu nhập chính của gia đinh ông cũng như nhiều hộ gia đình khác trong vùng, phụ thuộc vào các loại cây trồng trên nương như cây ngô, cây sắn… có làm đến mấy cũng chỉ đủ ăn. Cư như vậy, cái đói, cái nghèo đeo bám theo người dân, gia đình anh cùng không ngoại lệ.

Năm 1999-2000 cùng với sự vận động của Đảng, Nhà nước, của hội nông dân về chủ chương chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, sang trồng cây, con cho hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy cây mận hậu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng vùng đất phiêng khoài. Với nguồn vốn của gia đình, cùng vời vay mượn từ họ hàng, gia đình anh Giáp đã mua cây giống mận hậu về trồng để phát triển kinh tế.

Đên nay gia đình anh Giáp đã chuyển đổi hơn 3 ha rất trồng ngô của gia đình sang trồng cây mận hậu, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác, vườn mận hậu của gia đình anh Giáp sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng và năng xuất cao. Trung bình gia đình ông thu về khoảng 25-30 tấn quả mỗi năm. Trư tất cả chi phí đầu tư, gia đình anh Giáp thu lời hơn 200 triệu đồng/năm.

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu - Ảnh 3.

Gia đình anh Trần Văn Giáp, bản Thanh Liêm 1, xã Phiêng Khoài, (Yên Châu, Sơn La) có thu nhập cao từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ảnh: Văn Ngọc

Nhiều giải pháp nang cao thu nhập cho hội viên nông dân

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Để nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, Hội Nông dân huyện Yên Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân.

Tập trung hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng nhiều mô hình điểm trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và liên kết sản xuất, với các giải pháp kỹ thuật của nông dân tự nghiên cứu được ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất và chăm sóc cây trồng hiệu quả; ký kết nhận ủy thác với các ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp cho 3780 lượt hộ nông dân vay 253,121 tỷ đồng thông qua 123 tổ vay vốn, tổ tiết kiệm, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ hội viên nông dân thoát nghèo.

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu - Ảnh 4.

Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đẩy mạnh hướng dẫn hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Đặc biệt, với nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội đã đầu tư triển khai 18 dự án, 148 hộ vay, với số tiền 6.340 tỷ đồng, cho vay tại 15/15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, chủ yếu cho vay các dự án trồng và chăm sóc cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò sinh sản, hình thành các mô hình kinh tế tập thể làm ăn hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phát huy được được hiệu quả nâng cao thu nhập cho nông dân. Do đó, đã nâng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác của nông dân huyện đạt 51 triệu đồng/ha năm 2022, tăng 5,5 triệu đồng so năm 2018.

Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả của huyện đạt trên 11.000 ha gồm các cây ăn quả chính như xoài, nhãn, chuối, mận hậu và một số cây ăn quả khác, phù hợp với danh mục phát triển cây ăn quả của tỉnh; sản lượng quả năm 2023 ước đạt 90.000 tấn, so với năm 2022 tăng khoảng 20.000 tấn. Hiện nay, đã có 32 HTX sản xuất nông nghiệp được cấp chứng nhận VIETGAP với 786,9 ha, quản lý 67 mã số vùng trồng cây ăn quả với 1.140 ha đủ điều kiện xuất khẩu.

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu - Ảnh 5.

Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) hỗ trợ hội viên nông dân vốn vay đẩy mạnh phát triển kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc

Năm 2019, sản phẩm chuối Yên Châu chính thức được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận, với phạm vi 12 xã, thị trấn, 1.500 ha chuối trong vùng được cấp nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một trong những loại nông sản truyền thống, có thế mạnh của địa phương, góp phần củng cố định hướng phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh Sơn La.

Hiện Yên Châu có trên 60 HTX, trong đó, 45 HTX trồng cây ăn quả, huyện xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tiếp tục được phát triển trên diện rộng, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa trong sản xuất; phát triển các  chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn; áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP); quản lý, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả, mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu; có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Điểm tựa giúp nông dân vùng cao vươn lên làm giàu - Ảnh 6.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững đã nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu, trong thời gian tới để thực hiện có hiệu quả công tác hội và phong trào nông dân. Yên Châu sẽ Tiếp tục duy trì, phát triển, nhân rộng và phải thực hiện theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP, an toàn sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, chú trọng phát triển các đối tượng là sản phẩm hàng hóa chủ lực, sản phẩm đặc thù của huyện, của từng địa phương.

Tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương, xây dựng và thực hiện các mô hình chuyển giao kỹ thuật thích ứng với điều kiện khí hậu, thị trường, giúp nông dân, phát triển sản xuất, tạo nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ, nâng cao thu nhập, xóa đói nghèo và làm giàu ngay trên chính những ruộng, vườn, đồi, ao, chuồng của mình. Để những mô hình sản xuất mới được thực hiện có hiệu quả và ngày càng nhân rộng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đòi hỏi  khi xây dựng mô hình cần gắn với thị trường, mối liên kết "6 nhà" (Nhà nước; Nông dân; Nhà khoa học; Doanh nghiệp; Ngân hàng; Nhà phân phối). Từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, góp phần vào sự phát chung của huyện.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh