Clip: Nông dân đẩy mạnh thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới
Mô hình kinh tế nông dân cho thu nhập cao
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại xã Mường É (Thuận Châu, Sơn La). Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thi đua phát triển kinh tê, nơi đây đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế điển hình, cho thu nhập cao.
Theo chân cán bộ Hội Nông dân huyện Thuận Châu (Sơn La), chúng tôi đến thăm mô hình canh tác cà phê của gia đình anh Bạc Cầm Hùng, bản Cả Vai, xã Mường É (Thuận Châu, Sơn La). Vườn Cà phê của gia đình anh Hùng rộng hơn 4,5 ha, nằm trên một sườn đồi, cây nào cây đấy đều xanh tốt, sai chíu, quả cà phê chín đỏ cả một vùng trời.
Anh Hùng chia sẻ: Từ khi tỉnh, huyện có chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, gia đình anh chuyển từ trồng cây ngô, cây sắn kém hiệu quả thay thế bằng cây cà phê. Gia đình anh Hùng trồng cà phê cũng đã được hơn chục năm nay. Tuy nhiên mấy năm trở về trước, hoàn cảnh gia đình anh còn khó khăn, gia đình anh hạn hẹp nguồn vốn để đầu tư phân bón, cai cải tạo vườn cà phê, chính vì vậy dẫn đến vườn cà phê của gia đình anh không đạt chất lượng, năng suất thấp, có canh tác cũng không lời là bào, thu nhập của gia đình anh ngày càng hạn hẹp.
Năm 2022, qua các cấp Hội Nông dân, gia đình anh tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Thuận Châu (Sơn La) với số tiền hơn 200 triệu đồng. Có được nguồn vốn vay, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư phân bón, thuê người cắt tỉa, cải tạo lại vườn cà phê. Nhờ vậy trong 2 năm trở lại đây vườn cà phê của gia đình anh luân sinh trưởng, phát triển tốt, năm nào cũng được mùa. Theo anh Hùng tính toán, 1 ha cà phê của gia đình anh canh tác một năm thu về từ 8 – 10 tân cà phê tươi. Với hơn 4 ha cà phê, năm nay gia đình anh sẽ thu về tầm 35 tấn quả tươi, với giá bán giao động từ 18 – 22 nghìn/kg.
Nông dân Thuận Châu đồng bộ các giải pháp nâng cao thu nhập cho hội viên
Trao đổi với phóng viên, ông Bế Hải Linh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thuận Châu cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện Thuận Châu đã ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở Hội, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể của nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Trọng tâm là tham gia thực hiện các tiêu chí về nhà ở và dân cư, về thu nhập, về nghèo đa chiều, về lao động, về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn về y tế, về môi trường và an toàn thực phẩm, về quốc phòng - an ninh…Vận động nông dân tích cực tham gia hiến đất, hiến của, hiến công lao động xây dựng và duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Các cơ sở Hội đã phối hợp tổ chức 127 cuộc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện liên quan đến nội dung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh và tổ chức triển khai mạnh mẽ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tính đến năm 2024, huyện Thuận Châu đã có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao (trong đó 01 sản phẩm đạt ba sao và 05 sản phẩm đạt bốn sao).
Thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; xây dựng các chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc "5 tự" và "5 cùng", Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cho 148 cán bộ, hội viên nông dân.
Phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội duy trì thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, bản, xã văn hóa (đã có 25.783/31.914 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa). Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn được cải thiện.
Từng bước nâng cao thu nhập cho nhân dân, huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế. Khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, với các tiểu vùng khí hậu khác nhau, thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao vào sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 4.000 ha cây ăn quả trên đất dốc, gồm xoài, nhãn, mận, thanh long; trồng cà phê xen cây ăn quả; xây dựng các mô hình nông, lâm kết hợp cây công nghiệp. Bên cạnh đó, khuyến khích các HTX và người dân phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Tổng đàn gia súc có 8.960 con trâu, 53.288 con bò, 73.010 con lợn.
Với những nỗ lực và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả quan trọng. Huyện Thuận Châu đang tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến khích người dân tham gia vào các mô hình kinh tế hợp tác, đẩy mạnh cải thiện hạ tầng nông thôn. Đến nay, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm Phổng Lái, Tông Lạnh, Tông Cọ, Chiềng Pha, Chiềng La; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2,7 triệu đồng/người/tháng. Huyện Thuận Châu đang tập trung hoàn thành tiêu chí thu nhập, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.