dd/mm/yyyy

Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ

Nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1959, thầy giáo, Trần Bá Phương đã cùng hơn 800 giáo viên tình nguyện lên đường mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ, tương lai tươi sáng cho học trò miền núi.

Clip: Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ

Người thầy tỉnh nguyện mang con chữ lên vùng cao

Đã hơn 60 năm trôi qua, nhưng kỷ niệm về những ngày đầu đặt chân đến Mộc Châu (Sơn La) vẫn là một phần thiêng liêng trong đời sống tâm hồn của người thầy này. Ngày ấy, thầy giáo Phương còn là thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, nghe theo lời kêu gọi của Bác lên vùng cao phát triển bình dân học vụ, ông cùng đồng nghiệp đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Thầy Phương là hiệu trưởng đầu tiên của Trường cấp I Mộc Châu, nay là Trường Tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trở lại mái trường xưa ông không khỏi bồi hồi xúc động bởi sự phát triển của mái trường thân yêu ấy. Đến nay Trường Tiểu học Mộc Lỵ đã đạt chuẩn quốc gia mức độ hai, là trường trọng điểm của huyện Mộc Châu và cũng là trường nằm trong tốp đầu khối tiểu học của tỉnh Sơn La. Thành tích ấy cũng là niềm tự hào để lớp lớp các thế hệ sau tiếp lửa truyền thông.  

Thầy giáo Trần Bá Phương chia sẻ: Biết là có khó khăn nhưng mà họ vượt qua được thì mình cũng vượt qua được. Bộ đội còn đi xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mình thì chắc chắn sẽ không bằng bộ đội nên là đi là rất là vui vẻ. Khó khăn đầu tiên là ngôn ngữ bất đồng, mình không biết tiếng trên này và ở người ở trên này thì cũng không không hiểu tiếng kinh nên khó khăn nhất là giao tiếp. Ngày xưa thầy phải tìm trò, trường chưa có, đến từng nhà vận động. Anh em chúng tôi không chỉ vận động con em đi học mà còn phải cùng ăn cùng ở cùng lao động.

Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ - Ảnh 2.

Thầy giáo Trần Bá Phương nguyên hiệu Trường trường cấp I Mộc Châu, tỉnh Sơn La. chia sẻ với phóng viên về những ngày đầu lên vùng cao Sơn La. Ảnh: Thùy Mai

 "Tôi cảm thấy rất là phấn khởi vì mình không phải người đào tạo tất cả cả nhưng mà cũng đã góp phần nhỏ để cho các thế hệ hôm nay. Con em mình đều qua trường hợp lớp học qua Trung học phổ thông thấy rất là phấn khởi. Các cô giáo thầy giáo thầy giáo đến nay mặc dù chưa hết khó khăn nhưng như Bác Hồ đã nói " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng với các cường quốc năm châu hay không? thì nhờ công học tập của các cháu". Và muốn học tập tốt thì thầy giáo, tốt về nghiệp vụ và tư tưởng để làm gương cho các cháu noi theo", ông Phương nói.

Bà Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ: Phát huy truyền thống đó, các thầy cô giáo trong nhà trường luôn xác định mình làm thầy cô ở trường trung tâm thị trấn trọng điểm. Và với bề dày thành tích như vậy thì thầy cô luôn xác định, bồi dưỡng về công tác chuyên môn học tập cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Rất nhiều thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Trường luôn là trường dẫn đầu về số lượng giáo viên tham dự giáo viên dạy giỏi trong nhiều năm qua.

Từ chỗ chỉ có 1 trường học bằng tranh, tre của những ngày đầu dựng lớp dựng trường, đến nay huyện Mộc Châu có hệ thống 49 trường học được mở tới tất cả các xã, thị trấn, trong đó có 33 trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trang thiết bị các trường học không ngừng được chú trọng đầu tư, đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục.

Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ - Ảnh 3.

Những kỷ niệm ngày đầu lên Sơn La vẫn còn nguyên vẹn với thầy giáo Trần Bá Phương. Ảnh: Thùy Mai

Những người thầy góp phần vào sự phát triển giáo dục

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Ngọc Toàn, Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Sự phát triển của giáo dục Mộc Châu không không thể không nhắc đến công lao của rất nhiều thế hệ các thầy cô đi trước. Trong đó có những thầy cô giáo thế hệ từ năm 1959 từ miền xuôi lên công tác ở ngành giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La nói chung cũng như huyện Mộc Châu nói riêng. Các thầy cô là những người đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành phát triển hệ thống mạng lưới trường lớp hình thành hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện.

Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ - Ảnh 4.

Điều kiện cơ sở vật chất giáo dục trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ngày càng được nâng cao. Ảnh: Thùy Mai

Trong thời gian tới phát huy tinh thần truyền thống tốt đẹp đó ngành giáo dục đào tạo Mộc Châu sẽ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương đường lối của đảng chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến sự phát triển giáo dục và đào tạo. Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo cả về chất lượng đại trà cũng như chất lượng là mũi nhọn góp phần đào tạo lớp người có trình độ có sức khỏe có năng lực cống hiến cho sự nghiệp nghiệp xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cũng như của đất nước.

Người thầy mang "con chữ" lên non, thắp lên ước mơ - Ảnh 5.

Đến nay chất lượng dáo giục của tỉnh Sơn La ngày càng được nâng cao. Ảnh: Thùy Mai

Những người thầy xung phong lên Mộc Châu từ khi mái tóc còn xanh đến nay đã điểm bạc đều đã lấy mảnh đất này làm quê hương thứ 2. Để bây giờ lớp lớp các thế hệ thầy cô giáo đã kế thừa, phát huy truyền thống cao quý của những người giáo viên nhân dân. Để mỗi "chuyến đò" đều là những chuyến đò đầy ắp những yêu thương, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò vùng cao đến với chân trời tri thức. Có thể nói những người giáo viên năm đó cũng chính là những người đã đặt nền móng cho sự phát triển của giáo dục huyện Mộc Châu (Sơn La) ngày nay với nhiều thành tựu đáng tự hào. 

PV Tây Bắc