Thứ Năm, ngày 03/07/2025 11:05 (GMT+7)
Lá tre bát độ trồng ở vùng cao Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa..., bán sang thị trường này mà đứng thứ 2
20/05/2025 11:53 GMT +7
Việt Nam duy trì là đối tác cung ứng mặt hàng lá tre lớn thứ 2 cho Đài Loan, với tổng số 178,7 tấn mặt hàng này đã được xuất khấu cho Đài Loan (Trung Quốc) trong 4 tháng đầu năm...

Theo Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc), ăn bánh chưng hình tam giác (bánh ú) trong ngày Tết Đoan Ngọ là một tập tục lâu đời, được lưu truyền hàng nghìn năm trong xã hội người Hoa nói chung và ở Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng. Tuy vậy, khác với Việt Nam, thay vì sử dụng lá dong, Đài Loan sử dụng lá tre (lá trúc, lá giang) để gói bánh truyền thống này.
Để phục vụ sản xuất mặt hàng này, hàng năm Đài Loan thường nhập khẩu lá tre (lá trúc, lá giang) từ 03 đối tác truyền thống gồm: Trung Quốc, Việt Nam, và Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan, trong 04 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã nhập khẩu về 464.732 kg mặt hàng này (HS 14019000503; mô tả tiếng Anh: Bamboo leaves, bamboo sheaths) từ 03 đối tác truyền thống nêu trên, với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,09 triệu USD, giảm nhẹ 0,11% về lượng song tăng 4,97% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Trung Quốc là đối tác cung ứng mặt hàng này lớn nhất cho Đài Loan trong 4 tháng đầu năm chiếm 61,27% thị phần về lượng và 71,22% thị phần về giá trị.
Việt Nam duy trì là đối tác cung ứng mặt hàng này lớn thứ 2 cho Đài Loan, với tổng số 178,7 tấn mặt hàng này đã được xuất khấu cho Đài Loan trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 297,24 nghìn USD, tăng 2,79% về lượng song giảm nhẹ 15,55% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 38,45% thị phần về lượng song chỉ chiếm 27,17% thị phần về giá trị.
Nhật Bản là đối tác còn lại cung ứng nhóm mặt hàng này cho Đài Loan, song lượng khá khiêm tốn chỉ 1.283kg và kim ngạch chỉ đạt 17.610 USD.
Về chính sách quản lý, các mặt hàng lá tre (lá trúc, lá giang) nhập khẩu vào Đài Loan hiện được miễn thuế (0%). Khi nhập khẩu phải tuân theo quy định tại “Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch động thực vật” và các yêu cầu kiểm dịch có liên quan (mã quản lý B01) và phải tuân theo "Quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm" (mã quản lý F02).
Theo thông tin từ nhà xuất khẩu Việt Nam, Trung Quốc hiện chiếm được thị phần xuất khẩu lớn sang Đài Loan do có giá cả cạnh tranh ở nhóm mặt hàng lá giang (hay gọi chung là lá cuống đen) giá rẻ cũng như dòng lá se điếu (lá dài, lá thơm) trồng nhiều vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến với đặc trưng lá rất thơm, dày, màu sắc đẹp, không ôi thiu và đặc biệt thời điểm thu hoạch trùng với thời điểm phục vụ tết Đoan Ngọ.
Lá tre Việt Nam hiện xuất khẩu chính là nhóm lá tre bát độ (lá mai, lá bương hay gọi chung là lá cuống vàng). Đây là loại lá tre to, có tên gọi tre bát độ, được trồng chủ yếu ở các vùng cao như Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sóc Sơn Hà Nội hay Lạng Sơn vv... song thường có giá cao hơn so với nhóm lá giang.
Việt Nam vượt Thái Lan trở thành đối tác cung ứng sầu riêng tươi lớn nhất cho Đài Loan (Trung Quốc)
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) dẫn thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (TITA) cho biết, hiện Đài Loan chỉ nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam và Thái Lan.
Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng ưa chuộng cà phê, Việt Nam là nhà cung ứng lớn thứ mấy?
Bên cạnh nét văn hóa trà đã trở thành biểu tượng, người Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ ở các thành phố lớn, đang ngày càng ưa chuộng cà phê. Thị trường cà phê tại Đài Loan không chỉ phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mà còn đánh dấu một nền văn hóa cà phê tinh tế và phát triển.
Kỷ lục, hơn 800 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Đài Loan, Trung Quốc
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về việc phê chuẩn cấp phép và cập nhật Danh sách các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.
Doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc tìm đối tác gia công mì ăn liền
Doanh nghiệp Thuận Khai (Đài Loan) liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Trung Quốc đề nghị giới thiệu các đối tác sản xuất tại Việt Nam để hợp tác gia công (OEM) mì ăn liền.