Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng ưa chuộng cà phê, Việt Nam là nhà cung ứng lớn thứ mấy?
18/05/2025 21:17 GMT +7
Bên cạnh nét văn hóa trà đã trở thành biểu tượng, người Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ ở các thành phố lớn, đang ngày càng ưa chuộng cà phê. Thị trường cà phê tại Đài Loan không chỉ phản ánh sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mà còn đánh dấu một nền văn hóa cà phê tinh tế và phát triển.
Theo thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (TITA), năm 2024, Đài Loan đã nhập khẩu 45.088 tấn cà phê các loại (HS 0901; mô tả tiếng Anh: Coffee, whether or not roasted or decaffeinated; coffee husks and skins; coffee substitutes containing coffee in any proportion) từ 64 đối tác toàn cầu với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 285,68 triệu USD, tăng 4,22% về lượng và tăng 3,03% về giá trị so với năm 2023.
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, Brazil là đối tác xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Đài Loan trong năm 2024 với tổng số 14.005 tấn cà phê các loại đã được xuất khẩu vào Đài Loan (31,06% thị phần), kim ngạch đạt 58,44 triệu USD tăng 13,82% về lượng và tăng 18,67% về giá trị so với năm 2023.
Các đối tác trong TOP 6 còn có Ethiopia, Colombia, Guatemala, Indonesia và Hoa Kỳ.
Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ 7 cho Đài Loan trong năm 2024, với tổng lượng 1.813 tấn cà phê các loại (4,022% thị phần) đã được xuất khẩu vào Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,58 triệu USD, tăng 61,04% về lượng và tăng tới 106,69% về giá trị so với năm 2023.
Cà phê tại Đài Loan hiện diện diện rộng rãi từ các cửa hàng tiện ích hoạt động 24/7 đến những quán cà phê nhỏ xinh, mang phong cách Nhật Bản tinh tế và lịch lãm. Các cửa hàng tiện ích như 7-Eleven hay FamilyMart bán cà phê pha sẵn với giá phải chăng, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua và thưởng thức.
Bên cạnh đó, những quán cà phê nhỏ nằm khuất trong các con hẻ mộng màng màng phong cách Nhật Bản với không gian tĩnh lặng, tinh tế, thú hút những tín đồ cà phê tìm kiếm một góc riêng tăng tối đa trải nghiệm riêng của mình.
Tại các thành phố lớn, nhất là Đài Bắc, hình ảnh những nhân viên văn phòng, công chức tất bật đi ra từ ga tàu điện ngầm, trên tay cầm ly latte hay cappuccino đã trở nên quen thuộc. Mỗi ngày, trung bình một người Đài Loan uống tới ba ly cà phê, nhưng họ thường uống nhạt, ít đường và sữa hơn so với phong cách uống cà phê của các quốc gia khác.
Phong cách cà phê được ưa chuộng tại Đài Loan là các cửa hàng cà phê theo chuỗi, tự rang xay cà phê tại chỗ để hương thơm có thể lan xa cách đó vài con ngõ trước khi dừng lại để thưởng thức tại chỗ. Những chuỗi cà phê tự rang xay tại Đài Loan như Louisa Coffee, Cama Coffee hay Fika Fika Cafe đã trở nên rất phổ biến. Hương cà phê tươi mới, lan tỏa từ quán ra những con hẻm, thu hút khách hàng tới thưởng thức tại chỗ. Ngoài ra, tinh tế hơn tiện dụng hơn, người tiêu dùng tại Đài Loan có xu hướng mua những gói cà phê kèm túi lọc (tức cà phê được đóng trong túi lọc có thể mở ra như phin) để tự pha tự thưởng thức tại nhà, tại công sở rất tiện dụng.

Đài Loan là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam, đóng vai trò trung gian cho nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu đến các thị trường thuộc khu vực Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Trong những năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đài Loan có nhiều chuyển biến tích cực hơn, được thể hiện qua tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản tăng cao; các mặt hàng thuộc nhóm nông sản cũng được tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường Đài Loan còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh khai thác. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường cao, không chỉ phục vụ cho dân bản địa mà còn cho lượng lớn khách du lịch đến đây hàng tháng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người Việt đông đảo (khoảng hơn 300.000 người) cũng sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Người Việt tại Đài Loan là cầu nối tuyên truyền về sản phẩm cũng như thói quen tiêu dùng các mặt hàng của Việt Nam tại nơi đây, tác động tích cực đến quyết định mua hàng và sự ưa chuộng của người tiêu dùng bản địa đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường Đài Loan, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nâng cao ý thức trong việc quản lý, cải thiện chất lượng sản phẩm, từng bước tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu.
Tags:
Doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc tìm đối tác gia công mì ăn liền
Doanh nghiệp Thuận Khai (Đài Loan) liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Trung Quốc đề nghị giới thiệu các đối tác sản xuất tại Việt Nam để hợp tác gia công (OEM) mì ăn liền.
Kỷ lục, hơn 800 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Đài Loan, Trung Quốc
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về việc phê chuẩn cấp phép và cập nhật Danh sách các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan.
Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm nhà cung ứng hạt tiêu chuyên nghiệp ở Việt Nam
Doanh nghiệp Da Ho (Đài Loan, Trung Quốc) liên hệ với liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đề nghị giới thiệu đối tác uy tín của Việt Nam để nhập khẩu hạt tiêu.