Việt Nam vượt Thái Lan trở thành đối tác cung ứng sầu riêng tươi lớn nhất cho Đài Loan (Trung Quốc)
19/05/2025 15:26 GMT +7
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) dẫn thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (TITA) cho biết, hiện Đài Loan chỉ nhập khẩu sầu riêng tươi từ Việt Nam và Thái Lan.
Thống kê của TITA cho thấy, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ vượt qua Thái Lan trở thành đối tác cung ứng sầu riêng tươi lớn nhất cho Đài Loan.
Theo đó, năm 2024, Đài Loan đã nhập khẩu về 8.258 tấn sầu riêng tươi, với kim ngạch nhập khẩu đạt 24,74 triệu USD, giảm nhẹ 2,43% về lượng song tăng 1,33% về giá trị so với năm 2023.
Trong đó, 78,68% lượng này nhập khẩu từ Việt Nam và 21,32% còn lại nhập khẩu từ Thái Lan.
Xu thế này tiếp tục được thể hiện trong 4 tháng đầu năm nay khi theo thống kê của TITA, trong 3.631 tấn sầu riêng tươi nhập khẩu có tới 3.426 tấn là từ Việt Nam, tức chiếm tới 94,34% thị phần.

Theo "Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất gây ô nhiễm và độc tố trong thực phẩm" của Đài Loan, giới hạn áp dụng đối với cadmium trong các loại rau và trái cây sau khi loại bỏ lõi, thân, gốc, hạt và các bộ phận không ăn được khác là 0,05 mg/kg.
Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tươi vào Đài Loan tăng cường kiểm soát sản phẩm sầu riêng tươi xuất khẩu sang Đài Loan để bán được nhiều hơn nữa hàng vào thị trường này, đồng thời lưu ý các sản phẩm xuất khẩu sang Đài Loan phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan.

Giá sầu riêng hôm nay (19/5) ổn định tại các vựa thu mua chính trên cả nước, nhưng nhiều nơi vẫn ghi nhận mức giá dưới 30.000 đồng/kg.
Sầu riêng Ri6 loại cao cấp có giá từ 65.000 đồng/kg, trong khi các loại Ri6 khác dao động từ 45.000 đến 62.000 đồng/kg. Sầu riêng Thái cao cấp có giá lên đến 100.000 đồng/kg và các loại A, B, C có giá từ 47.000 đến 85.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên, giá sầu riêng Ri6 và sầu Thái tương đối ổn định giữa các vùng trồng sầu riêng.

Giá sầu riêng thấp và không có nhiều biến động do đang trong giai đoạn chính vụ. Sản lượng sầu riêng trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, giá sầu riêng có thể tăng nhẹ trong thời gian tới do thời tiết nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây sầu riêng.
Đài Loan tăng mua sầu riêng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay rất quan trọng, bởi xuất khẩu sầu riêng đã và đang suy giảm tới 74% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu sầu riêng trong 4 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt 130 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 500 triệu USD cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích sầu riêng cả nước là 150.000 ha, nhưng diện tích được cấp mã số khoảng 20%, chưa tương xứng với năng lực xuất khẩu thực tế của Việt Nam.
Loại quả ngon này ở Tiền Giang giá thấp nhất 3 năm, thương lái mua nhỏ giọt, nhà vườn lo kiểu gì?
Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có sầu riêng trồng ở tỉnh Tiền Giang đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn.
Ở Đắk Lắk có một ông nông dân "liều" cho 3 cây đặc sản ở chung, ai ngờ đụng trúng "cục tiền"
Mô hình trồng xen cây ăn trái như cây sầu riêng, cây bơ booth trong vườn cà phê trẻ, vườn cà phê tái canh nhằm giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp được nông dân xã Ea Hiao (huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) áp dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sầu riêng giảm giá, nhà vườn Đồng Nai, Tây Ninh lo lắng giữa mùa quả chính vụ
Giá sầu riêng đầu vụ tại nhiều địa phương giảm mạnh so với năm ngoái, khiến nhà vườn trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh lo lắng. Dù năng suất cao, thị trường xuất khẩu chững lại do siết kiểm tra chất lượng, buộc nhà vườn tính toán lại bài toán đầu tư và hướng đến canh tác bền vững.
Sự thật đằng sau tấm biển '30.000 đồng/kg sầu riêng'
Tấm biển "30.000 đồng/kg" treo ở các vựa sầu riêng bán lề đường gây chú ý cho người dân, nhưng thực tế đây chỉ là giá sầu riêng dạt, kém chất lượng.