dd/mm/yyyy

Giá tiêu vẫn giảm thêm, nông dân thiếu động lực mở rộng vườn tiêu

Giá tiêu hôm nay 4/7 trong khoảng 149.000 - 151.000 đồng/kg. Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 151.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (4/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá tiêu hôm nay 4/7/2024 giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 146.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 146.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 145.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 - 146.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay tăng tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 145.000 đồng/kg.

Giá tiêu vẫn giảm thêm, nông dân thiếu động lực mở rộng vườn tiêu- Ảnh 1.

Giá tiêu vẫn giảm thêm, nông dân thiếu động lực mở rộng vườn tiêu- Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (4/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil ổn định, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay cũng đồng loạt đi ngang.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.129 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.250 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.077 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 9.000 USD/tấn.

Giá tiêu vẫn giảm thêm, nông dân thiếu động lực mở rộng vườn tiêu- Ảnh 3.

Giá tiêu vẫn giảm thêm, nông dân thiếu động lực mở rộng vườn tiêu- Ảnh 4.

Trong tháng 5/2024, giá tiêu tiêu đen xuất khẩu của Indonesia, Brazil và Việt Nam tăng lần lượt là 10,6% và gần 30% và 37,2%. Xu hướng tăng giá tiếp tục kéo dài sang tháng 6 và chạm ngưỡng cao nhất 8 năm qua do thị trường lo ngại sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh sản lượng dự báo giảm tại các nước sản xuất lớn trong khi nhu cầu duy trì ở mức cao.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 114.424 tấn hạt tiêu các loại, thu về 493,1 triệu USD, giảm 13,2% về lượng nhưng tăng 20,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở lại vị trí dẫn đầu về thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, với khối lượng đạt 30.466 tấn, chiếm 26,6% thị phần và tăng 44,4% so cùng kỳ.

Hạt tiêu Việt Nam chiếm thị phần lớn tại Mỹ nhờ mức giá tốt và chất lượng ngày càng cao nên được thị trường này ưa chuộng. Ngành hạt tiêu Việt Nam cũng được đánh giá cao về năng lực chế biến với tỷ lệ hàng qua chế biến chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xét về nhu cầu tiêu thụ, Mỹ hiện đang là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Trong 3 năm trở lại đây, nước Mỹ chi từ 320 - 440 triệu USD/năm để nhập khẩu mặt hàng gia vị này, tương đương 19 - 20% thương mại hạt tiêu toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu gia vị trên thế giới và đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Thị trường gia vị được đánh giá là đang và sẽ có nhu cầu cao trên toàn cầu. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đặt ra bài toán nâng cao chất lượng, chú trọng sơ chế, chế biến để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.

Mặc dù giá tiêu đang ở quanh vùng giá cao nhất 8 năm trở lại đây, nhưng nhiều chuyên gia nhận định người dân vẫn chưa mặn mà với việc mở rộng diện tích canh tác tiêu trở lại.

Dự kiến diện tích trồng tiêu năm nay có thể sẽ tiếp tục giảm khi người dân có xu hướng chuyển sang trồng sầu riêng, đặc biệt là các vườn tiêu già cỗi đứng trước rủi ro cao sẽ bị xoá bỏ.

Theo ước tính của một số chuyên gia ngành hàng, với mức giá hiện tại, lợi nhuận của hồ tiêu chỉ đạt xấp xỉ 5.000 USD/ha, trong khi sầu riêng có thể đem về mức lợi nhuận gấp hơn 8 lần, lên tới hơn 40.000 USD/ha. Điều này khiến tình trạng phá hồ tiêu trồng sầu riêng diễn ra nhiều, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung mặt hàng gia vị này.

 

Nguyễn Phương