Giá tiêu hôm nay ở trong nước (1/7)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá tiêu hôm nay 1/7/2024 ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 157.000 đồng/kg.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 157.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 157.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 156.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 157.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay tăng tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 156.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (1/7)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil ổn định, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay cũng đồng loạt đi ngang.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.123 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.069 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.500 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 7.000 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 9.500 USD/tấn.
Nhiều doanh nghiệp đang tạm dừng mua hàng vào khi nhận định thị trường tiêu có yếu tố đầu cơ cao.
Theo chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp và chuyên gia ngành hàng, tình trạng trên là do giá tiêu liên tục tăng trong thời gian vừa qua đã khiến một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này tạm dừng mua. Đây là động thái nhằm cân bằng lại thị trường hồ tiêu vốn đang bị “đầu cơ” cao.
Hiện lượng cung hàng ra thị trường mang tính chất “nhỏ giọt”. Tất cả các bên tham gia thị trường như người trồng tiêu, thương lái, đại lý thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu… đều biết sản lượng năm nay ở mức thấp, trong khi nhu cầu hồi phục tốt, khiến lượng hàng dự trữ còn rất ít.
Do đó người trồng tiêu và đại lý thu mua có xu hướng găm hàng để chờ giá lên cao hơn nữa. Đặc biệt, một số thương lái đã gom hàng và tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo ở một số khu vực nhằm đẩy giá tăng nhanh.
Tình trạng này dẫn đến việc doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, không mua được hàng để hoàn thành các hợp đồng đã ký trước đó, trong khi giá tiêu trên thị trường bị đẩy lên theo từng ngày, gây ra rủi ro thua lỗ lớn.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong thời gian ngắn hạn, giá tiêu có thể sẽ có những đợt điều chỉnh tăng giảm, nhưng sẽ không quá sâu, khó có thể về mức giá thấp như trước đây và thị trường đã hình thành mặt bằng giá mới.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, tổng diện tích hồ tiêu trên cả nước có hơn 130 ngàn hécta nhưng đến năm 2023, diện tích này giảm còn 120 ngàn hécta với sản lượng đạt 190 ngàn tấn. Năm 2024, ước tính sản lượng hồ tiêu chỉ còn khoảng 170 ngàn tấn, mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây.
Trong tháng 5, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, Đức, Ấn Độ… giảm so với tháng trước, trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hà Lan, Pakistan, Hàn Quốc…