dd/mm/yyyy

Giá tiêu đồng loạt trên ngưỡng 150.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk giữ đỉnh

Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150.000 - 151.000 đồng/kg. Giá tiêu hiện tại giúp cho người nông dân phấn khởi, vực dậy tinh thần sản xuất trước khi bước vào vụ thu hoạch tiêu năm nay.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (22/9)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 150.000 - 151.000 đồng/kg.

Bình Phước, Gia Lai và Bà Rịa - Vũng Tàu có mức giá tiêu thấp nhất; Đắk Lắk và Đắk Nông chốt mức giá cao nhất.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 151.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 151.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai mức giá tiêu là 150.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 150.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 150.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tại hầu hết các tỉnh trọng điểm, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 150.000 đồng/kg.

Giá tiêu đồng loạt trên ngưỡng 150.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk giữ đỉnh - Ảnh 1.

Giá tiêu đồng loạt trên ngưỡng 150.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk giữ đỉnh - Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (22/9)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia ổn định so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định, với tiêu trắng đạt trên mức 10.000 USD/tấn.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.715 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.900 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.305 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.200 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.800 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 7.100 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 10.150 USD/tấn.

Giá tiêu đồng loạt trên ngưỡng 150.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk giữ đỉnh - Ảnh 3.

Giá tiêu đồng loạt trên ngưỡng 150.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk giữ đỉnh - Ảnh 4.

Tại Indonesia, một số khu vực sản xuất chính đã hoàn tất thu hoạch, trong khi các nhà sản xuất đã bán ra một lượng hàng lớn. Hiện tại, giá tiêu tại Indonesia đang tăng nhanh 200 – 300 USD/tấn và hầu hết các nhà xuất khẩu đang hạn chế chào hàng.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gia vị hàng đầu thế giới, với kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD/năm (chiếm tới 50% sản lượng gia vị cung ứng cho thế giới). Bên cạnh ưu thế về sản lượng, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị gia vị xuất khẩu, như Tập đoàn Phúc Sinh đầu tư nhà máy chế biến hạt tiêu xuất khẩu trị giá cả trăm tỷ đồng.

“Vua tiêu” Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh nhận định, năm 2024 sẽ là năm tăng trưởng mạnh của ngành hạt tiêu, với dự báo giá loại gia vị này sẽ liên tục tăng bởi nguồn cung trong nước cũng như trên toàn cầu hạn chế. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hàng chục năm xuất khẩu và chứng kiến những thăng trầm ngành hạt tiêu, Chủ tịch Phúc Sinh rút ra bài học: “Không nên nhìn thị trường tăng trưởng, giá cao mà tìm mọi cách tăng mạnh sản lượng để cung vượt cầu. Cái quan trọng là doanh nghiệp, người dân cùng nhau hợp tác đầu tư bền vững mới mong tăng trưởng lâu dài”.

Chuyên gia nhận định, giá tiêu có thể vượt lên mức trên 160.000 đồng/kg trước khi bước vào vụ thu hoạch ở Việt Nam. Một trong những nguyên chính thúc đẩy giá tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới.

Ngay cả Indonesia, Ấn Độ cũng bị hạn chế nguồn cung và các nước sản xuất nhỏ hơn như Malaysia, Sri Lanka. Trong khi đó, 2 nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết El Nino gây hạn hán. Mặc dù đã có dự báo sản lượng năm sau ở Việt Nam tăng hơn, nhưng với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay cũng chưa thể dám chắc điều gì.

Nhìn về dài hạn trong 3 - 5 năm tới, lượng hồ tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

 

Nguyễn Phương