Giá lợn hơi hôm nay 30/10/2023, biến động nhẹ. Miền Bắc hạ giá nhẹ, mức giá 53.000 đồng/kg xuất hiện ít với loại lợn tuyển, giao dịch phổ biến 51.000-52.000 đồng/kg.
Trái chiều tại miền Tây vài tỉnh tăng nhẹ: Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, duy nhất tại Bến Tre giảm 1 giá về 51.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi sắp tới diễn biến khó đoán, do còn ảnh hưởng nhiều bởi dịch ASF, người chăn nuôi muốn tăng đàn cho kịp Tết nhưng cũng e ngại bùng nổ dịch.
Cụ thể: Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc lặng sóng trong ngày đầu tuần. Theo đó, 51.000 đồng/kg là giá lợn hơi được ghi nhận tại Yên Bái và Ninh Bình. Lợn hơi tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội đang được thu mua cùng mức 53.000 đồng/kg. Thương lái tại các tỉnh còn lại giao dịch lợn hơi với giá 52.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đồng loạt đi ngang, dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg, đang có mặt tại Đắk Lắk và Ninh Thuận. Ngoại trừ Quảng Bình đang neo tại mức 51.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại có giá lợn hơi 52.000 đồng/kg.
Ở khu vực phía Nam, giá lợn hơi tăng nhẹ để bắt kịp với mức giá chung của cả nước. Hiện tại, mức giao dịch thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Bình Dương và An Giang. Giá lợn hơi tại Cà Mau tiếp tục được giao dịch với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.
Ngày 30/10, giá lợn hơi của Công ty Chăn nuôi C.P vẫn ở mức 54.000 đồng/kg ở miền Nam và 53.000 đồng/kg ở miền Bắc. Giá lợn Trung Quốc hôm nay giảm về mức 47.800 đồng/kg.
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chăn nuôi lợn đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Trong quý III, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là hơn 1,2 triệu tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, sản lượng lợn hơi tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023 lên hơn 3,63 triệu tấn.
Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hiệu quả việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn trái phép, không rõ nguồn gốc làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước.
Về tình hình dịch ASF, dịch đang bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết trong tháng 9, cả nước phát sinh 38 ổ dịch ASF tại 12 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bị tiêu hủy là 528 con.
Từ đầu năm đến nay, cả nước phát sinh 343 ổ dịch tại 38 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bị tiêu hủy là hơn 34.000 con. Hiện nay, cả nước có 73 ổ dịch thuộc 40 huyện của 14 tỉnh chưa qua 21 ngày.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Thú y, Bộ NN&PTNT, cho biết nguyên nhân dịch bùng phát trở lại chủ yếu là do công tác quản lý và chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học chưa được chú trọng.
Thực tế, giá lợn hơi tăng trở lại từ quý II, tuy nhiên đến thời điểm cuối quý III lực tăng bắt đầu yếu dần, giá thịt lợn giảm và đi ngang.
Nguyên nhân được các chuyên gia phân tích đưa ra là do lạm phát ở Việt Nam tăng giữa quý II khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn chưa được cải thiện nhiều. Thứ hai, lợn nhập lậu giá rẻ từ Thái Lan và Campuchia đổ về Việt Nam khiến giá lợn hơi Việt Nam bị ảnh hưởng. Ngoài ra, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến lượng lợn chạy dịch được đẩy bán ra thị trường tăng.
Giá lợn hơi trung bình cả nước tiếp tục giảm trong tháng 9, với giá hiện dao động trong khoảng 55.000 – 58.000 đồng/lượng. Giá đã giảm khoảng 2,6 – 3,2% trong giai đoạn này.
Theo Cục Xuất – Nhập khẩu, giá lợn giảm do tình hình dịch ASF xuất hiện ở một số vùng khiến người dân bán lượng lợn lớn ra thị trường, nên giá có sự chênh lệch giữa các vùng. Trong khi đó, sức mua vẫn chưa có nhiều cải thiện do người dân tiết kiệm chi tiêu.
Trong quý III/2023, giá lợn hơi trên cả nước phục hồi vào đầu tháng 7 trước khi giảm trở lại sau đó. Như vậy, giá lợn đã giảm khoảng 5,5 – 7,7% trong quý III.
Đến thời điểm này, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. Hiện tổng đàn lợn của cả nước là 28,6 - 28,7 triệu con. Với tỷ lệ đàn lợn hiện có, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thị lợn của thị trường trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết nguyên đán.
Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 5% lên 3,7 triệu tấn trong năm 2024 nhờ phục hồi nhu cầu trong nước nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và hiệu quả đạt được từ đầu tư và hợp nhất ngành.