dd/mm/yyyy

Giá lợn hơi giảm, lợn đẹp vẫn được giao dịch ở mức cao, người nuôi lợn nhỏ lẻ bắt đầu lo về tương lai

Theo tính toán, ở thời điểm này, người nuôi lợn thịt xuất chuồng bán được giá từ 6,7 - 6,8 triệu đồng/tạ, tăng hơn 1 triệu đồng/tạ so với thời điểm đầu năm. Với mức giá trên người chăn nuôi có lãi gần 2 triệu đồng/tạ.

Giá lợn hơi hôm nay 14/06/2024, thị trường giảm nhẹ

Giá lợn hơi hôm nay 14/06/2024, ít tỉnh thay đổi. Miền Bắc giữ giá đi ngang, lợn đẹp vẫn giao dịch được ở mức cao đầu số 7, trung bình vùng đạt 69.100 đồng/kg.

Miền Trung ghi nhận đang chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch tả lợn châu phi, mức giá có giảm nhẹ tại Bình Định về mức 66.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại dao động quanh 66.800 đồng/kg.

Tại miền Nam với duy nhất ở Đồng Tháp giảm 1 giá về 68.000 đồng/kg - cùng mức giao dịch trung bình của vùng.

Giá lợn hơi của Công ty C.P Việt Nam duy trì 69.000 đồng/kg. Giá lợn Trung Quốc hôm nay đứng ở mức 65.800 đồng/kg, giảm so với ngày hôm qua.

Theo tính toán, ở thời điểm này, người nuôi lợn thịt xuất chuồng bán được giá từ 6,7 - 6,8 triệu đồng/tạ, tăng hơn 1 triệu đồng/tạ so với thời điểm đầu năm. Với mức giá trên người chăn nuôi có lãi gần 2 triệu đồng/tạ. Riêng lợn giống giá cũng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái; một con lợn giống có trọng lượng 7kg giá khoảng 1,5 triệu đồng. Tuy giá cao nhưng lợn thịt và lợn giống nhiều địa phương đang khan hiếm.

Giá lợn hơi giảm, lợn đẹp vẫn được giao dịch ở mức cao, người nuôi lợn nhỏ lẻ bắt đầu lo về tương lai- Ảnh 1.

Giá lợn hơi giảm, lợn đẹp vẫn được giao dịch ở mức cao

Giá lợn hơi giảm, lợn đẹp vẫn được giao dịch ở mức cao, người nuôi lợn nhỏ lẻ bắt đầu lo về tương lai- Ảnh 2.

Giá lợn hơi giảm, lợn đẹp vẫn được giao dịch ở mức cao

Theo các quy định mới của Luật Chăn nuôi, từ ngày 1/1/2025, các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, và khu dân cư sẽ buộc phải di dời.

Các chuyên gia đánh giá, việc chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp, nhất là trong điều kiện có nhiều dịch bệnh và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng đòi hỏi cao hơn. 

Vì vậy việc di dời các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là xu thế tất yếu. 

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam hình thành một nền chăn nuôi lớn, hiện đại, có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất thực phẩm của thế giới.

Bên cạnh đó, Luật Chăn nuôi cũng đưa ra khái niệm về đơn vị vật nuôi, mật độ nuôi. Đây là những khái niệm mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăn nuôi, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh và các tác động đến môi trường xung quanh.

Môi trường pháp lý này tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, phù hợp với các doanh nghiệp theo mô hình sản xuất an toàn khép kín 3F (Feed, Farm, Food), từ thức ăn chăn nuôi đến quá trình chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

Theo đánh giá của Chứng khoán Maybank, các hộ nông dân nhỏ lẻ rời khỏi thị trường do chi phí cao liên quan đến các quy trì an toàn sinh học liên quan để phòng chống các dịch bệnh và biến động giá.

Sau các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi vừa qua, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm mạnh 50% từ mức 4 triệu hộ vào năm 2021 xuống còn 2 triệu hộ vào đầu năm 2023. 

Hiện nguồn cung lợn hơi từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ước tính chiếm khoảng 49% tổng nguồn cung toàn thị trường. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm về mức 35% vào năm 2030, theo Chứng khoán Maybank.


 

Nguyễn Phương