dd/mm/yyyy

Giá hạt tiêu hôm nay chững tại các vùng nguyên liệu trọng điểm

Giá tiêu hôm nay (26/3) không thay đổi nhiều. Theo đó, giá tiêu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (26/3)

Khảo sát, giá tiêu hôm nay ổn định, tại một số tỉnh thu mua trọng điểm.

Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay tiếp tục giữ mức 96.000 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, giá tiêu hôm nay có mức thu mua là 96.000 đồng/kg.

Tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai, giá tiêu hôm nay tiếp tục ổn định ở mức 92.500 đồng/kg.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ở mức 95.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu giữ ổn định ở mức 95.500 đồng/kg.

Giá hạt tiêu hôm nay chững tại các vùng nguyên liệu trọng điểm- Ảnh 1.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (26/3)

Trên thị trường thế giới, giá tiêu ngày 26/3 giá tiêu Indonesia tăng lên; giá tiêu Brazil và giá tiêu Malaysia không đổi.

Trong đó: Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia giữ ở mức 4.413 USD/tấn, tăng 3,13 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 không đổi ở mức 4.375 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok giảm 0,71 USD/tấn, xuống mức 6,210 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA duy trì ở mức mức 7.300 USD/tấn.

Giá hạt tiêu hôm nay chững tại các vùng nguyên liệu trọng điểm- Ảnh 2.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá hạt tiêu hôm nay chững tại các vùng nguyên liệu trọng điểm- Ảnh 3.

Nguồn cung hạt tiêu vẫn chưa thể đáp ứng đủ cầu.

Tại hội nghị VIPO 2024 tổ chức ngày 8-10/3, ông Jasvinder Singh Sethi - CEO và Founder của Công ty Namagro Việt Nam đánh giá, hạt tiêu có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới. Nguồn cung hạt tiêu vẫn chưa thể đáp ứng đủ cầu.

Theo CEO Namagro Việt Nam, hai yếu tố quan trọng để đánh giá sản lượng là năng suất và diện tích thu hoạch. Năng suất phụ thuộc vào thời tiết và động lực của chính người nông dân. Nếu nông dân tin rằng việc trồng tiêu đem lại lợi nhuận lớn, họ sẽ bỏ công chăm sóc và cải thiện năng suất.

Trong năm 2023, nhập khẩu tiêu của EU từ các thị trường cung cấp hàng đầu trên thế giới đều sụt giảm, chỉ đạt 81.796 tấn, trị giá 409 triệu EUR. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 31.450 tấn, giảm 11,2% - mức giảm thấp nhất trong số các thị trường cung cấp tiêu chính cho EU - cho thấy hạt tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh cao tại thị trường châu Âu.

Giá tiêu trong nước đã liên tục tăng kể từ tháng 12 năm ngoái đến nay. Tính đến ngày 18/3, giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên dao động ở mức 93.500 – 95.500 đồng/kg, tăng 15 – 16% so với cuối năm 2023 và tăng 45 – 47% (30.000 đồng/kg) so với cùng kỳ. Như vậy, giá tiêu trong nước hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi buộc các doanh nghiệp phải tích cực mua vào để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.

Trong khi đó, giá tiêu tăng khiến người dân có tâm lý giữ hàng chờ giá cao hơn. Mặt khác, năm nay số lượng hộ nông dân chịu áp lực bán hàng ngay ít hơn nhiều so với các năm trước. Bởi đa số những người trồng hồ tiêu hiện nay trồng thêm sầu riêng, cà phê hoặc có những thu nhập khác.

VPSA cho biết giá tiêu đang bước vào chu kỳ tăng. Mặc dù vậy, trong quá trình đi lên, giá tiêu sẽ có một vài nhịp điều chỉnh xuống trước khi tăng trở lại.

Theo VPSA, khi giá tiêu tăng lên mức độ nào đó sẽ đạt đến điểm “bão hoà”, các thành phần tham gia thị trường đều hài lòng. Khi đó, giá tiêu sẽ điều chỉnh. Tuy nhiên, việc chênh lệch cung - cầu có thể khiến giá tiêu tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nguồn cung tiêu của Việt Nam và các nước lớn trên thế giới giảm khiến thị trường toàn cầu thâm hụt vài chục nghìn tấn.

Còn theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ diễn ra sôi động trong thời gian tới. Do chênh lệch mùa vụ nên giá hạt tiêu tiếp tục neo ở mức cao trong vài tháng nữa.

Trong những nước có sản lượng hạt tiêu lớn, Brazil đã qua mùa thu hoạch, hiện Việt Nam bước vào mùa thu hoạch, trong khi chính vụ của Indonesia và Malaysia vào tháng 7 hàng năm.

Dự kiến sản lượng vụ mùa 2024 đang thu hoạch của Việt Nam giảm khoảng 10,5% so với vụ trước, xuống còn 170 nghìn tấn, ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây. Trong khi nguồn cung từ các nước Indonesia, Brazil, Malaysia, Campuchia không bù đắp đủ cho lượng giảm xuất khẩu của Việt Nam sẽ đẩy giá hạt tiêu tăng nóng ngay từ đầu vụ.

Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt 30.914 tấn, trị giá 124,3 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu tiêu của Mỹ, châu Âu và nhiều thị trường khác đang cho thấy sự phục hồi trở lại.

Theo đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt Nam trong 2 tháng đầu năm với khối lượng đạt 30.914 tấn, trị giá 36,5 triệu USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 29,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường lớn thứ hai là Ấn Độ cũng tăng 54,3% sau 2 tháng đầu năm lên mức 1.728 tấn. Đặc biệt, xuất khẩu sang Đức tăng tới 111,5%; Hà Lan tăng 119%; Hàn Quốc tăng 133,5%...

Ngược lại, xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc đã giảm mạnh xuống chỉ còn 816 tấn từ mức 10.209 tấn của cùng kỳ năm 2023. Thị trường này cũng rơi xuống vị trí thứ 10 về nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam với thị phần chiếm 2,6% so với 25,3% của cùng kỳ.



P.V