dd/mm/yyyy

Giá cà phê trong nước đi ngang trên diện rộng, Robusta thế giới tiếp đà giảm

Giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều, đồng USD giảm nhẹ hỗ trợ giá Arabica tăng, trong khi Robusta nối tiếp đà giảm. Giá cà phê trong nước ổn định trong phiên giao dịch cuối tuần, hiện dao động trong khoảng 118.800 - 119.900 đồng/kg tùy từng địa phương, không thay đổi nhiều so với tuần trước.

Giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 29/6), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 giảm 36 USD, giao dịch tại 4.011 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 giảm 15 USD giao dịch tại 3.850 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York chỉ nhích nhẹ, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 0,45 Cent, giao dịch tại 226,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2024 tăng 0,3 Cent, giao dịch tại 224,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê trong nước đi ngang trên diện rộng, Robusta thế giới tiếp đà giảm- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York. Cập nhật: 29/06/2024 lúc 12:50:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê trong nước đi ngang trên diện rộng, Robusta thế giới tiếp đà giảm- Ảnh 2.

Trong nước, giá cà phê đi ngang trên diện rộng. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông đang neo ở mức cao nhất là 119.900 đồng/kg.

Trong nước, giá cà phê đi ngang trên diện rộng. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông đang neo ở mức cao nhất là 119.900 đồng/kg. Thương lái tại Lâm Đồng đang thu mua cà phê với giá thấp nhất là 118.800 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk duy trì giao dịch ở mức 119.800 đồng/kg.

Những ngày đầu tháng 6/2024, giá cà phê Robusta giảm. Hiện vụ mùa thuận lợi ở Brazil, tồn kho trên sàn tăng, đồng USD tăng là những yếu tố khiến giá cà phê giảm. Các nhà dự báo thời tiết đang dự đoán các điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch trên khắp các vùng trồng cà phê rộng lớn của Brazil trong tuần tới. Đồng Real của Brazil đã mất giá 5,87% trong tháng 6, ổn định ở mức thấp so với USD tính đến ngày hôm qua.

Safras & Mercado ước tính gần 37% vụ cà phê mới của Brazil đã được thu hoạch niên vụ 2024/2025. Tỷ lệ này vượt quá cùng kỳ niên vụ trước là 33% và mức trung bình 5 năm là 34%. Việc thu hoạch Conilon Robusta vẫn ở tốc độ nhanh và đã vượt quá một nửa sản lượng, với 51% công việc đã hoàn thành. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam sẽ giúp đà giảm giá cà phê Robusta chậm lại.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn đang trên đà tăng tháng thứ 4 liên tiếp và tăng khoảng 20% trong năm nay do lo ngại về nguồn cung. Giá cà phê Arabica đang được hỗ trợ bởi thông tin nông dân trồng cà phê Brazil đang thu hoạch những hạt cà phê nhỏ hơn bình thường. Mặc dù mức độ tác động đến hiện nay là không chắc chắn, nhưng mối lo ngại đã thúc đẩy một sự điều chỉnh giảm sản lượng ước tính của cà phê Arabica.

Nhìn lại thị trường cà phê trong nước và thế giới thời gian vừa qua thì dễ dàng nhận thấy dù giá cà phê kỳ hạn trên các sàn giao dịch quốc tế biến động mạnh thì giá cà phê nguyên liệu trong nước vẫn không giảm là bao và có khi nhờ giá cao tại Việt Nam mà sàn kỳ hạn phải chớm tăng trở lại.

Cụ thể, từ dưới 50 triệu đồng/tấn vào những ngày giáp hạt niên vụ 2023/2024, giá cà phê nguyên liệu trong nước không ngừng tăng lên, vượt mức 100 triệu đồng/tấn, và đạt đỉnh lịch sử 135 triệu đồng/tấn. Giá trong nước sau đó quay về 95 triệu rồi lên dần tới 125 triệu và hiện dao động quanh mức 120 triệu đồng/tấn.

Các chuyên gia cà phê trong nước nhấn mạnh, tin niên vụ này cà phê Việt Nam mất mùa giảm 20% tạm thời mang lại cái lợi về giá nhưng có thể gây thiệt hại cho thị phần về lâu dài. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, trong 8 tháng đầu niên vụ 2023/2024, Việt Nam xuất khẩu các loại cà phê đạt 1,2 triệu tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Một cảm giác mất mùa lớn trong niên vụ này đang bao trùm thị trường dù thị phần xuất khẩu cà phê có nguy cơ teo dần vì người mua lo các nhà xuất khẩu Việt Nam không đủ hàng giao giữa một thị trường đầy biến động và rủi ro về giá.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước lẫn thế giới cho biết đang phải tăng cường thu mua cà phê tại Indonesia trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam giảm, cùng với đó là tâm lý chờ đợi giá lên thêm của người trồng cà phê khiến lượng bán hàng ra “nhỏ giọt”.



P.V