dd/mm/yyyy

Đồng Real Brazil giảm, kéo sụt giá cà phê hai thị trường kỳ hạn, cà phê nội vẫn 'lao dốc'

Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh do dự báo thời tiết cập nhật tuần tới sẽ có mưa tại các vùng trồng cà phê của Brazil làm giảm bớt lo ngại về hạn hán và thúc đẩy thanh lý vị thế mua.

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh, thị trường khó giữ ổn định 

Giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh do dự báo thời tiết cập nhật tuần tới sẽ có mưa tại các vùng trồng cà phê của Brazil làm giảm bớt lo ngại về hạn hán và thúc đẩy thanh lý vị thế mua.

Ghi nhận phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 giảm 58 USD, giao dịch tại 4.059 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 giảm 64 USD giao dịch tại 3.873 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 giảm 4,95 Cent, giao dịch tại 224,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm 4,75 Cent, giao dịch tại 222,50 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm từ 1.000 - 1.300 đồng/kg xuống giao dịch trong khoảng 119.000 - 120.100 đồng/kg.

Đồng Real Brazil giảm, kéo sụt giá cà phê hai thị trường kỳ hạn, cà phê nội vẫn 'lao dốc'- Ảnh 1.

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh, thị trường khó giữ ổn định

Đồng Real Brazil giảm, kéo sụt giá cà phê hai thị trường kỳ hạn, cà phê nội vẫn 'lao dốc'- Ảnh 2.

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm từ 1.000 - 1.300 đồng/kg xuống giao dịch trong khoảng 119.000 - 120.100 đồng/kg.

Thị trường giao dịch trong thứ tư được đánh giá là giảm ở mức vừa phải, do đồng Real Brazil đã giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng qua so với đồng USD, đã khuyến khích bán xuất khẩu từ các nhà sản xuất cà phê Brazil. Thêm vào đó, dự báo sẽ có mưa vào tuần tới tại các vùng trồng cà phê của Brazil cũng góp phần làm giảm lo ngại về hạn hán vốn đang gây áp lực lên giá cà phê.

Tin từ trang mạng Business Ấn độ cho biết lượng xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đã tăng lên do châu Âu tăng cường mua vào từ nước này trước khi luật về chống phá rừng của Châu Âu (EUDR) có hiệu lực.

Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ đang chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng từ những người mua châu Âu, những người được cho là đang tích trữ hàng tồn kho trước thời hạn tuân thủ các tiêu chuẩn Quy định phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) được đề xuất. EUDR được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng và yêu cầu các biện pháp thẩm định và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt đối với các mặt hàng như cà phê và có thể có tác động đến xuất khẩu của những nước sản xuất.

Về thị trường hàng hóa cà phê, theo thời gian, sự tham gia của các quỹ vào thị trường cà phê kỳ hạn đã tăng lên đáng kể, phản ánh xu hướng rộng lớn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư đa dạng. Ban đầu, hợp đồng kỳ hạn cà phê chủ yếu là lĩnh vực của các nhà sản xuất, thương nhân và những nhà rang xay tiêu dùng quy mô lớn thường tìm đến thị trường này để phòng hộ sự biến động của giá cả đối với hàng hóa trong của họ trong thời gian chế biến.

Tuy nhiên, khi thị trường tài chính phát triển, các nhà đầu tư tổ chức, quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác nhận ra tiềm năng sinh lời đáng kể trên thị trường hàng hóa, bao gồm cả cà phê. Dòng vốn từ những người tham gia phi truyền thống này đã dẫn đến tính thanh khoản và khối lượng giao dịch lớn hơn trong hợp đồng kỳ hạn cà phê, đồng thời góp phần làm tăng sự biến động khi diễn biến thị trường ngày càng phản ánh hoạt động đầu cơ thay vì chỉ dựa trên các nguyên tắc cơ bản về cung và cầu. Do đó, động lực của thị trường cà phê kỳ hạn hiện đan xen chặt chẽ hơn với các xu hướng tài chính toàn cầu, các chỉ số kinh tế và tâm lý nhà đầu tư có mối liên hệ với bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn bao giờ hết.

Thị trường cà phê New York từ lâu đã chiếm ưu thế trong việc thiết lập thị trường hàng ngày và xu hướng vận động, chủ yếu thông qua giao dịch kỳ hạn cà phê Arabica.

Trong lịch sử, thị trường cà phê London, nơi giao dịch với cà phê Robusta, khối lượng đứng thứ hai so với thị trường New York.

Trong thời gian gần đây, thị trường London đã phát triển với sự xuất hiện của nhu cầu cà phê Robusta tăng cao trong môi trường thị trường thiếu hụt, góp phần tạo nên sự biến động hàng ngày, tâm lý và định hướng trong thị trường cà phê. Robusta chiếm khoảng 43,50% nguồn cung cà phê toàn cầu. Điều này được minh họa rõ hơn qua khối lượng giao dịch hàng ngày trên Thị trường kỳ hạn Luân Đôn, nằm trong khoảng 9.500 lô hoặc 1.500.000 bao, trong khi Thị trường cà phê Arabica ở New York thường có khối lượng vượt quá 24.000 lô hoặc 6.500.000 bao.

Thị trường cà phê London tiếp tục phản ánh sự thiếu hụt trên thị trường giao ngay có sự chênh lệch lớn giữa tháng gần và tháng giao xa, với hiện tượng tháng gần đắt hơn. Tình trạng này thường phát sinh do thiếu nguồn cung trước mắt hoặc nhu cầu ngắn hạn tăng cao.

Dự trữ cà phê Arabica qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho là đã tăng 6.990 bao vào ngày hôm qua, đạt mức tồn kho này là 842.434 bao.

P.V