dd/mm/yyyy

Xuất khẩu cà phê chậm trễ gây khan hiếm nguồn cung ở các nước tiêu thụ chính

Nông dân trồng cà phê Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề bởi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, làm dấy lên mối lo ngại về giá cà phê espressos trên thế giới.

Giá cà phê trong nước hôm nay đảo chiều tăng

Giá cà phê trong nước hôm nay đảo chiều tăng so với hôm qua, giao dịch quanh mức 123.000 – 124.400 đồng/kg. 

Xuất khẩu cà phê chậm trễ gây khan hiếm nguồn cung ở các nước tiêu thụ chính- Ảnh 1.

Giá cà phê trong nước hôm nay đảo chiều tăng so với hôm qua, giao dịch quanh mức 123.000 – 124.400 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê chậm trễ gây khan hiếm nguồn cung ở các nước tiêu thụ chính- Ảnh 2.

Giá cà phê trong nước hôm nay đảo chiều tăng so với hôm qua, giao dịch quanh mức 123.000 – 124.400 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam trong tháng này đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ một năm trước. 

Nông dân trồng cà phê Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề bởi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, làm dấy lên mối lo ngại về giá cà phê espressos trên thế giới. 

Espresso là tên gọi để chỉ một phương pháp pha cà phê trong khoảng thời gian rất ngắn, bằng cách cho lượng cà phê (được xay mịn) vừa phải vào thiết bị giống như tấm lọc. Sau đó, dưới áp suất lớn của máy pha cà phê cùng với nước nóng (có nhiệt độ phù hợp) đi qua thiết bị lưới lọc có chứa bột cà phê, sẽ cho ra cà phê espresso.

Có lẽ vì vậy, sau này espresso đa phần được hiểu là một loại cà phê nhiều hơn so với việc nghĩ đến là phương pháp pha chế cà phê.

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn London tăng 148 USD chốt ở 4.252 USD/tấn. Giá Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York chốt mức 236,25 US cent/lb, sau khi tăng 11,25 cent.

Thị trường hôm thứ hai đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong 2 tuần do lo ngại điều kiện khô hạn hơn bình thường sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cà phê của Brazil. Cơ quan khí tượng Somar Meteorologia đưa tin khu vực bang Minas Gerais của Brazil đã không có mưa trong tuần thứ ba tính đến tuần trước.

Giá cà phê Robusta cũng được củng cố lại sau khi có nhận định về sản lượng của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt nam đi ngược lại với báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ một ngày trước đó. Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) chỉ ra rằng sự kết hợp của hạn hán, nắng nóng và sự bùng phát của rệp sáp cùng nhện đỏ sẽ làm giảm sản lượng vụ Robusta tiếp theo ở Việt Nam từ 15% đến 20%.

Theo ước tính của Vicofa, sản lượng cà phê Robusta cho vụ 23/24 là khoảng 26,7 triệu bao, vụ mùa tiếp theo 24/25 của Việt Nam sẽ ở mức từ 21,40 đến 22,70 triệu bao. Con số này thậm chí còn thấp hơn đáng kể so với dự báo sơ bộ của Volcafé trước đây là 24 triệu bao và thấp hơn nhiều so với ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra vào tuần trước là 27,85 triệu bao. 

Kịch bản sản lượng thấp hơn này được phản ánh một cách tự nhiên qua giá cà phê Robusta ở London và thái độ của người trồng cà phê Việt Nam, những người nắm lượng Robusta hàng đầu này đã vắng mặt trên thị trường.

Bất chấp tiến độ thu hoạch tốt ở Brazil, do khí hậu khô hạn, nguồn cung cà phê vẫn dưới mức mong đợi, khiến người trồng vẫn ở thế phòng thủ. Hơn nữa, các chỉ số về sản xuất conillon của Brazil cũng đáng thất vọng, không như mong đợi. Cả giá đô la cao và giá quốc tế đều ủng hộ cho kết quả này. Mùa đông đã chính thức đến với Brazil, cũng là một yếu tố giải thích cho quan điểm dè dặt của người bán.

Giá cà phê đang tăng bất chấp sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu toàn cầu với thông tin từ ICO trước đây cho rằng thế giới đã xuất khẩu thêm 11% cà phê trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024, đạt tổng cộng 80,99 triệu bao. Xuất khẩu cà phê Arabica tăng gần 13%, chủ yếu hàng hóa được xuất khẩu từ Brazil.

Giá cà phê hai sàn giao dịch bật tăng mạnh còn đồng real Brazil tăng so với đồng USD khuyến khích nông dân bán ra khiến nguồn cung sụt giảm. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu bị chậm trễ tại Brazil đang hạn chế cà phê Robusta và gây khan hiếm nguồn cung ở các nước tiêu thụ chính.

Tình trạng tắc nghẽn cảng, vận chuyển chậm trễ và tình trạng bất ổn địa chính trị đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nguồn cung và hỗ trợ giá tăng.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính vụ thu hoạch tiếp theo của Việt Nam sẽ ổn định so với sản lượng vụ mùa hiện tại - ít bi quan hơn nhiều so với dự báo trong nước.

Người uống cà phê Nam Phi phải đối mặt với tình trạng giá tăng vọt. Sự thiếu hụt Robusta đã đẩy giá các sản phẩm cà phê hoà tan tăng 18%.

P.V