Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm nhà cung ứng quế, hồi, thảo dược
20/04/2025 16:10 GMT +7
Doanh nghiệp Kim Kí Bửu An (Đài Loan, Trung Quốc) liên hệ với liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đề nghị giới thiệu đối tác cung ứng quế, hồi và thảo dược để mua hàng.
Theo thư gửi Thương vụ, Công ty cho biết, khởi đầu từ là một hiệu thuốc được thành lập từ năm thứ 5 của triều đại Hoàng đế Quang Tự thời nhà Thanh (1879), đến nay Công ty đã phát triển thành một trong những doanh nghiệp bán buôn thảo dược (thuốc Bắc) lớn nhất tại Đài Loan.
Hiện nay Công ty có nhu cầu nhập khẩu các loại thảo dược và sản phẩm thực phẩm từ thuốc Bắc phục vụ các ngành công nghiệp như y học cổ truyền, sản xuất thực phẩm và dược phẩm công nghệ sinh học tại Đài Loan.
Nhóm các sản phẩm thảo dược mà Công ty cần tìm đối tác cung ứng gồm: Hạt ươi, Ba Thiên kích, Sa nhân, Thảo quả, Nhục quế, Hoa hồi, Dâm dương hoắc, Ngọc Trúc, Kim Ngân hoa là diếp cá, Xuyên khung và Xuyên tâm liên...
Các sản phẩm thảo dược cần có chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn của Đài Loan (TFDA) về chất lượng, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất.
Công ty hy vọng nhận được báo giá CIF tại cảng Cơ Long ( CNF Kee Lung) và điều khoản thanh toán là TT hoặc LC.
Chi tiết về yêu cầu mua - bán do hai Bên trực tiếp trao đổi.
Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung ứng mặt hàng trên xin gửi thông tin giới thiệu về năng lực (tiếng Anh hoặc tiếng Trung dạng chữ phồn thể), kèm danh thiếp của cán bộ bán hàng cho Thương vụ.
Được biết, Đài Loan (Trung Quốc) hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 các loại quế hồi thảo dược của Việt Nam sau Ấn Độ và Mỹ.
Theo thống kê, diện tích trồng hồi của nước ta tính đến năm 2022 khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.
Cây hồi bắt đầu cho thu hoạch kể từ năm thứ 4, tuy nhiên khoảng 16 năm mới có thể thu hoạch 2 vụ/năm, do đó, loại cây này đã hiếm lại càng quý hơn. Trong đó, vụ xuân tập trung vào tháng 2, tháng 3; vụ mùa vào tháng 9, tháng 10. Theo thống kê của Tổ chức Gia vị Thế giới, sản lượng hoa hồi của Việt Nam đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Tại Việt Nam, cây hồi được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.
Trong đó, Lạng Sơn được mệnh danh "thủ phủ" của cây hồi của nước ta. Hồi ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn.
Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu hoa hồi đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị của sản phẩm mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút thêm nhiều khách hàng từ các quốc gia khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.
Trồng thứ hoa quý tộc nở cản chả kịp, bán tốt sang Thái Lan, Đài Loan, một người Long An giàu hẳn luôn
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Khiết, là một nông dân, nhà khoa học tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông đã thành công trong việc nhân giống hoa lan rừng (loài hoa quý tộc hễ nở là cản chả kịp), xuất khẩu thành công sang Thái Lan, Đài Loan.
Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm nhà cung ứng gạo chất lượng cao từ Việt Nam
Doanh nghiệp Liên Hoa (Đài Loan) liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đề nghị giới thiệu đối tác cung ứng gạo để mua hàng xuất khẩu đi Trung Đông.
Vô vườn nhà một ông nông dân Nghệ An cắn quả ổi lê Đài Loan, ngọt tận chân răng, hé lộ bí quyết bất ngờ
Ông Trí, nông dân trồng ổi lê Đài Loan ở xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) ủ thêm bã mắm để bón cho cây ổi. Nhờ cho cây ổi Đài Loan "ăn" bã mắm nên quả to đều, cắn giòn, ăn ngọt tận chân răng, bán chạy như tôm tươi.