Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) tìm nhà cung ứng gạo chất lượng cao từ Việt Nam
26/03/2025 14:46 GMT +7
Doanh nghiệp Liên Hoa (Đài Loan) liên hệ với Thương vụ, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đề nghị giới thiệu đối tác cung ứng gạo để mua hàng xuất khẩu đi Trung Đông.
Theo Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc), theo thư giới thiệu, Liên Hoa là một nhà sản xuất thực phẩm chuyên nghiệp của Đài Loan với 30 năm kinh nghiệm. Liên Hoa hiện có nhu cầu tìm đối tác cung ứng gạo hạt tròn (japonica) của Việt Nam để xuất khẩu vào Trung Đông.
Lượng gạo tổng mua dự kiến khoảng 200 tấn và được đóng thành phẩm dưới dạng 1kg/bao để bán trực tiếp vào siêu thị. Bao bì mẫu mã sẽ do Liên Hoa cung cấp.
Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung ứng mặt hàng trên xin gửi thông tin giới thiệu về năng lực của doanh nghiệp (tiếng Anh hoặc tiếng Trung dạng chữ phồn thể), kèm danh thiếp của cán bộ bán hàng cho Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Vietnam Economic Cultural Office in Taipei- Commercial Division, Add: 3F. - 1, No.101 Songjiang Road, Zhongshan District, Taipei 10486, Taiwan).

Gạo Japonica là một loại gạo ngắn của Nhật Bản, đôi khi được gọi là gạo Sinica, là một trong hai giống gạo chính của Châu Á. Gạo Japonica được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ở Việt Nam, nó được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang.
Gạo Japonica có một số đặc điểm như: hạt tròn, đều đặn, mẩy, trắng tựa bông, mùi thơm tinh tế, nhẹ nhàng. Khi nấu lên cơm trắng và dẻo, dễ ăn ngay cả khi để nguội, hạt cơm vẫn giữ nguyên độ dẻo vốn có. Chính vì vậy, Japonica là loại lương thực chính trong bữa cơm của người Nhật.
Gạo Japonica có độ dính cao hơn các loại gạo khác do hàm lượng amylopectin cao hơn. Chủ yếu chứa các chất như Gluxit, Lipit, Protein, đường, vitamin và khoáng chất.
Gạo Japonica là loại gạo có hạt tròn và ngắn, màu trắng trong với hàm lượng dinh dưỡng cao, khi chín thì hạt cơm sẽ dẻo mềm và thơm ngon. Gạo này thuộc dòng gạo cao cấp, có độ dẻo cao nên phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, đặc biệt là những người bị bệnh hen suyễn, đường ruột, tim mạch.
Đây cũng là dòng sản phẩm cao cấp, thuộc nhóm sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Bởi vậy, dù Ấn Độ- nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tăng xuất khẩu các loại gạo khiến giá thế giới giảm, nhưng gạo chất lượng cao của Việt Nam không bị ảnh hưởng quá lớn, vì phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu thuộc dòng cao cấp.
Trước đó, Bộ Công Thương đã có Chỉ thị yêu cầu giám sát chặt chẽ thị trường gạo. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để theo dõi sát sao diễn biến thị trường lúa gạo trong nước và thế giới, điều chỉnh chính sách kịp thời và chủ động làm việc với các đối tác thương mại lớn nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo đầu ra bền vững cho sản phẩm gạo Việt Nam.
Lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng giá và kim ngạch đều giảm
2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo tăng 14,44% về lượng, nhưng giảm 8,27% về kim ngạch và giảm 19,84% về giá so với 2 tháng đầu năm 2024.
Agribank đẩy mạnh cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh lúa gạo.
Ngoài gạo, những nông sản Việt này đều có triển vọng xuất khẩu sang Philippines
Philippines là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng còn chưa được khai thác hiệu quả.