Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 03:14 PM (GMT+7)
Chuyên canh, phát triển cà phê bền vững trên đất Sơn La
2025-01-10 11:04:48
Diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, được nông dân trên địa bàn thành phố Sơn La (Sơn La) tái canh bằng những giống mới, năng suất cao nhằm phát triển cà phê bền vững, nâng cao thu nhập.
- Giống cà phê mới bén rễ ở vùng cao Sơn La
- "Mưa vàng" hồi sinh những vườn cà phê tiền tỷ ở Sơn La
- Hỗ trợ hội viên nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
Nông dân tập trung cải tạo cây cà phê già cỗi
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Sơn La có diện tích cà phê 5.135 ha, đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau huyện Mai Sơn. Địa phương này đang tập trung hướng dẫn nông dân tái canh, ghép cải tạo bằng giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao đối với diện tích già cỗi, cây sinh trưởng kém, không hiệu quả.
Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển cà phê đặc sản tại địa bàn các xã có điều kiện đất đai, tự nhiên tốt như: Xã Hua La, Chiềng Đen, Chiềng Cọ…
Gia đình ông Quàng Văn Mẳn, bản Lụa, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) canh tác cà phê đã được hơn 20 năm nay. Vườn cà phê gia đình ông có tỉ lệ diện tích cây bị già cỗi cao, mật độ trồng dày hơn nên năng suất kém.
Được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón hợp lý, vườn cà phê của gia đình ông phát triển tốt, cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Phát triển cà phê bền vững trên đất Sơn La
Ông Nguyễn Xuân Ước, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thành phố Sơn La (Sơn La) cho biết: Trung tâm đã rà soát diện tích cà phê già cỗi để áp dụng biện pháp đốn tỉa, ghép cải tạo bằng giống cà phê mới. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tái canh, ghép cải tạo vườn cà phê, xây dựng các mô hình thí điểm; vận động nhân dân sử dụng các giống cà phê, chè đã được cấp quyết định công nhận lưu hành, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Đối với các vườn cà phê già cỗi trên 25 năm tuổi, sinh trưởng kém, năng suất thấp sẽ vận động nhân dân trồng mới. Những vườn cà phê trong giai đoạn kinh doanh, cây sinh trưởng kém, năng suất bình quân 3 năm liền dưới 1,2 tấn nhân/ha/năm, áp dụng cưa phục hồi hoặc ghép cải tạo bằng một số giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao.
Cùng với tái canh diện tích cà phê, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thành phố đã phối hợp với các đơn vị, các xã, phường, doanh nghiệp xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cà phê chất lượng cao; thực hiện canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, UTZ, Rainforest Alliance, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập và bảo vệ môi trường. Niên vụ 2023-2024, Thành phố có 5.135 ha cà phê; xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 300 ha; xuất khẩu khoảng 2.000 tấn cà phê nhân, giá trị ước đạt 10,63 triệu USD.
Từ năm 2023 đến nay, thành phố đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững cho hàng trăm lượt nông dân tại các xã, phường. Đến nay, thành phố đã trồng mới và tái canh 135 ha cà phê, bằng các giống THA1, H1, TN1... vượt 85 ha so với kế hoạch. Đến năm 2025, phấn đấu có khoảng 3.000 ha cà phê ứng dụng công nghệ cao, sản lượng 6.000 - 6.500 tấn cà phê nhân đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tags:
"Cầm tay chỉ việc" giúp nông canh tác vườn cây ăn quả cho năng xuất cao
Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức cho hội viên nông dân Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự và “5 cùng”, trên địa bàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về thâm canh cải tạo vườn cây ăn quả tại huyện Yên Châu (Sơn La).
Thu nhập là “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu
Xác định tiêu chí thu nhập đóng vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, huyện thuận Châu (Sơn La) đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bài ca Kết đoàn trong xây dựng nông thôn mới ở Chiềng Khương - Sông Mã
Những nỗ lực của chính quyền địa phương và bà con các dân tộc: Thái, Xinh Mun, Khơ Mú… trong xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi bộ mặt của xã biên giới Chiềng Khương (Sông Mã – Sơn La). Đây cũng là xã vùng biên đầu tiên của huyện Sông Mã cán đích nông thôn mới.