Thứ Sáu, ngày 10/01/2025 04:44 PM (GMT+7)

Thu nhập là “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu

2024-12-29 17:00:00

Xác định tiêu chí thu nhập đóng vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, huyện thuận Châu (Sơn La) đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Clip: Nâng cao tiêu chí thu nhập “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu.

Nông dân góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Những ngày cuối năm, trong chuyến công tác về với vùng cao của huyện Thuận Châu (Sơn La), chúng tôi cảm nhận rõ những thay đổi đang hiện hữu tại vùng miền núi này. Những khu đồi trọc ngày nào được người dân phát quang trồng ngô, giờ được phủ xanh bởi đồi cà phê, chè, xoài, bưởi, chanh leo,…

Cùng với đó là những ngôi nhà ngói đỏ, nhà cao tầng kiên cố mọc lên san sát nhau. Đó là minh chứng cho một vùng quê đang ngày càng thay da đổi thịt. Đây là kết quả của việc triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thuận Châu thực hiện trong suốt thời gian qua.

Được hội nông dân huyện Thuận Châu giới thiệu, chúng tôi tìm đến thăm mô hình trồng chè của gia đình ông Lò Văn Dủng, bàn Cả Vai, xã Mường É, huyện Thuận Châu (Sơn La). Vườn chè gia đình ông Dủng nằm trải dài trên một sườn đồi, xanh tốt, đây là một trong những mô hình đem lại kinh tế ở vùng đất nay.

Dẫn chúng tôi thăm vườn chè, ông Dủng chia sẻ: Trước đây vùng đất trồng chè hơn 2 ha này của gia đình ông chỉ trồng ngô, trồng sắn, thu nhập không được là bao. Nhưng tư khi huyện có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, cùng với đó được cấp ủy chính quyền địa phương, hội nông dân các cấp vấn đồng tuyên truyền nâng cao thu nhập, góp phần cùng bản, cùng xã hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Gia đình ông đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng chè.

Nâng cao tiêu chí thu nhập “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu - Ảnh 1.

Gia đình ông Lò Văn Dủng, bàn Cả Vai, xã Mường É, huyện Thuận Châu (Sơn La) có thu nhập ổn định từ trồng chè. Ảnh: Tuấn Hùng

Cũng theo ông Dủng, trong quá trình canh tác cây chê, ông được cán hộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, nhờ vậy vườn chè của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng, năng xuất chè cao.

“Mình trồng chè này rất nhiều lợi thế, thu nhập cao hơn so với trồng các loại cây trồng ngắn ngày trên nương. Hai nữa là sản phẩm mình làm ra đều được các HTX trên địa bàn thu mua, gia đình mình không phải lo đầu ra. Gia đình mình chỉ lo sản xuất ra chè sạch thôi. Từ trồng chè, mỗi năm gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng, có của ăn của để”, ông Dủng nói.

Nâng cao tiêu chí thu nhập “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu - Ảnh 2.

Khu vực trồng chè xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu (Sơn La). Ảnh: Tuấn Hùng

Thuận Châu đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới

Trao đổi với phóng viên, ông Bế Hải Linh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Phát huy vai trò của các cấp hội nông dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, những năm qua Hội Nông dân huyện Thuận Châu đã triển khai có hiệu quả công tác vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững do Hội Nông dân Việt Nam phát động đến nay đã và đang trở thành một trong những phong trào hành động sôi nổi, sâu rộng và có hiệu quả thiết thực đối với cán bộ hội viên, nông dân cả nước nói chung và cán bộ hội viên, nông dân các dân tộc huyện Thuận Châu nói riêng trong thời kỳ đổi mới. Kết quả đã có 9.683 số hộ nông dân đăng ký danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Qua bình xét số hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi năm 2024 có: 2.323 hộ giỏi các cấp chiếm 23,99%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở Hội, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể của nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Trong năm 2024: Các cơ sở Hội đã phối hợp tổ chức 127 cuộc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện liên quan đến nội dung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; vận động hội viên nông dân hiến trên 17.000 m2 đất.

Đẩy mạnh và tổ chức triển khai mạnh mẽ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tính đến năm 2024, huyện Thuận Châu đã có 06 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao (trong đó 01 sản phẩm đạt ba sao và 05 sản phẩm đạt bốn sao);Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,87%. Đặc biệt trong xây dựng các chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” và “5 cùng” thuộc Nội dung thành phần số 09, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cho 148 cán bộ, hội viên nông dân.

Nâng cao tiêu chí thu nhập “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu - Ảnh 3.

Nông dân Thuận Châu đẩy mạnh phát triển canh tác cây cà phê nâng cao thu nhập. Ảnh: Tuấn Hùng

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những năm qua huyện Thuận Châu đã tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM và kế hoạch đạt chuẩn NTM giai đoạn 2023-2025. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chương trình của huyện để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung; đề xuất giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện.

Đẩy mạnh tuyên truyền giúp nhân dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng xây dựng NTM, gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”...

Đến nay, bình quân đạt 9,36% tiêu chí nông thôn mới/xã; duy trì 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ. Văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực, thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nâng cao tiêu chí thu nhập “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu - Ảnh 5.

Điểm trưng bày sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP huyện Thuận Châu. Ảnh: Tuấn Hùng

Đồng chí Thào A Súa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thuận Châu thông tin: Để triển khai có hiệu qua phát triển trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, huyện Thuận Châu đổi mới hình thức tuyên truyền, tăng cường phổ biến cách làm hay mô hình tốt trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời chỉ đạo cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia. Bên cạnh đó, hằng năm, Đảng bộ huyện Thuận Châu đều nghiên cứu và lựa chọn mô hình nông nghiệp để trở thành khâu đột phá của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

“Các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận OCOP thể hiện nỗ lực nội tại của địa phương được phát triển. Các sản phẩm nông sản có chất lượng sẽ góp phần tăng thu nhập của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người sản xuất. Về xã hội, khi các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận OCOP sẽ góp phần tăng việc làm tại địa phương, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Việc phát triển các sản phẩm OCOP sẽ là một kênh quan trọng để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người của địa phương”, ông Súa nói.

Đánh thức vùng cao Sơn La bằng sản phẩm OCOP

Đánh thức vùng cao Sơn La bằng sản phẩm OCOP

Sơn La hiện có 154 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 55 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 98 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, hơn 200 sản phẩm có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP. Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đã và đang tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, từ đó giúp bộ mặt nông thôn khởi sắc.

Thu tiền tỷ nhờ ghép cam đường canh lên gốc bưởi

Thu tiền tỷ nhờ ghép cam đường canh lên gốc bưởi

Nhờ ghép cam đường canh lên gốc bưởi, một nông dân ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã có thu nhập tiền tỷ.

Cà phê - cây làm giàu ở vùng đất biên giới Dồm Cang

Cà phê - cây làm giàu ở vùng đất biên giới Dồm Cang

Cà phê Arabica nổi tiếng ở Sơn La mới bén rễ với vùng đất biên giới xã Dồm Cang (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) khoảng 7 - 8. Nhưng đến nay, loài cây này đã trở thành cây làm giàu, bởi từ trồng cà phê, nhiều hộ dân vùng biên đã có thu nhập từ hàng trăm triệu đến khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Thuận Châu: Đổi thay Mường É

Thuận Châu: Đổi thay Mường É

Trở lại xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La bây giờ dễ nhận thấy màu xanh của những cây chè, cà phê, mắc ca…trên các sườn đồi, đất dốc đang thay thế những đồi ngô, sắn trước đây. Cùng với đó là những tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hoá khang trang, tạo thuận lợi cho bà con đi lại...