dd/mm/yyyy

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững

Bắc Yên (Sơn La) phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững; gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.


Bắc Yên phát triển du lịch bền vững

Bắc Yên điểm du lịch không thể bỏ qua 

Bắc Yên được thiên nhiên ưu ái với nhiều dãy núi cao, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, tạo nên sự khác biệt cuốn hút du khách thập phương. Các tour du lịch đến với Bắc Yên luôn tạo cho du khách những trải nghiệm thú vị về phong cảnh thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản của địa phương và những phong tục tập quán, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Với các khu du lịch sinh thái, cộng đồng được nhiều du khách biết đến, như: Tà Xùa, sống lưng khủng long, hồ sen, đồi Pu Nhi, hang vợ chồng A Phủ... Đến với Tà Xùa, du khách sẽ được đến các điểm check in nổi tiếng trong khu du lịch Tà Xùa, gồm: Thiên đường mây Tà Xùa, sống lưng khủng long, đỉnh gió, cây cô đơn, mỏm lạc đà, mỏm cá heo, hồ thủy điện Xuân Thiện... Tại các điểm đến này, du khách sẽ đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên trập trùng đồi núi; được thăm rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cùng trải nghiệm hái chè, sao chè bằng tay và thưởng thức loại trà đặc biệt từ những cây chè quanh năm mây mù bao phủ.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 2.

Mỏm cá heo điểm chụp ảnh lý tưởng của các bạn trẻ khi đến với Bắc Yên (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Từ xã Làng Chếu, rồi tiếp đến xã Xím Vàng, được nhiều người biết đến với những trái sơn tra có vị ngọt chát, được nuôi dưỡng bằng tinh hoa đất trời vùng cao quanh năm mây mù bao phủ, làm nên sản phẩm vang Bắc Sơn Tra của vùng Tây Bắc. Hiện, cây sơn tra đã thực sự trở thành hàng hóa, giúp người dân tăng thêm thu nhập. Từ các chương trình đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã nâng diện tích trồng sơn tra ở các xã vùng cao của huyện Bắc Yên lên hơn 2.500 ha, trong đó 2/3 diện tích cho thu hoạch, vừa giữ màu xanh cho những cánh rừng, vừa mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Ngoài ra, du khách có thể dừng chân đỉnh suối Trỳ thuộc xã Xím Vàng, thăm quan điểm nuôi cá hồi ngay trên những đỉnh núi.

Anh Trần Văn Đông, du khách đến từ tỉnh Thái Bình chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến với Làng Chiếu của Bắc Yên, phong cảnh ở đây rất đẹp, nui non trùng trùng, điệp điệp. Không khí ở đây thì vô cùng mát mẻ và trong lành. Tai đây thì có những rừng quả sơn tra rất là đẹp, được trải nghiệm hái quả cũng như được thưởng thức những quả sơn tra rất là tuyệt vời, nhất định tôi sẽ đến đây một lần nữa để khám phá hết vẻ đẹp của nơi đây.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 3.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 4.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 5.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 6.

Việc phát triển cây sơn tra không chi tăng thu nhập cho bà con nông dân huyện Bắc Yên (Sơn La) mà con thu hút khách du lịch đến trải nghiệm. Ảnh: Văn Ngọc

Hang Chú, khám phá bãi đá cổ Khe Hổ hàng trăm năm tuổi, với các hình vẽ đa dạng được trau chuốt, tỷ mỉ và mềm mại, minh họa các hoạt động sản xuất nông nghiệp (ruộng bậc thang), hoa văn trang phục váy, áo của các dân tộc thiểu số (hình xoắn ốc, hình thang), những cung đường lên núi… Điểm đặc biệt không thể bỏ qua khi khám phá vùng cao Bắc Yên là vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang có mặt khắp nơi ở 5 xã vùng cao Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú và Háng Đồng với diện tích hơn 1.000 ha. Ruộng bậc thang đẹp nhất là vào tháng 9 hàng năm khi mùa lúa chín. Vào vụ thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang như tấm thảm vàng trải khắp sườn đồi, hòa nhịp với tinh thần hăng say lao động của đồng bào Mông làm cho mảnh đất nơi đây thật đẹp và thơ mộng. Ruộng bậc thang vùng cao Bắc Yên là một tác phẩm tuyệt đẹp về thành quả lao động giữa con người gắn với thiên nhiên, giúp dân từng bước xóa được tình trạng đói giáp hạt.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 7.

Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại các xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, Ông Mùa A Dia, Phó chủ tịch UBND xã Hang Chú cho biết: Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nước nước, trên địa bàn xã Hang Chú có nhiều công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư, nhân dân đã tận dụng những diện tích đất nương kém hiệu quả để khai hoang được nhiều diện tích ruộng bậc thang, đến nay toàn xã có hơn 558 ha ruộng. Phát triển ruộng bậc thang không chi nâng cao thu nhập cho bà con nơi đây. Những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau từ núi này qua núi khác, tạo nên một khung cảnh rất là đẹp, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Chính những cảnh đẹp của ruộng bậc thang đã thu thu hút lượng khách đông đến với Hang Chú.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 8.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 9.

Những thửa ruộng bậc thang không chỉ giúp người dân vùng cao Bắc Yên (Sơn La) co lương thực, mà con hút khách du lịch đến với nơi đây, nhất là vào mùa lúa chín. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, huyện Bắc Yên có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người Mông có truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc, bền vững gắn với tín ngưỡng cổ truyền, với ý thức đồng tộc mạnh mẽ, thể hiện rất độc đáo trong quan hệ gia đình, quan hệ dòng họ và quan hệ dân tộc với những giá trị nhân văn cao đẹp, quý trọng con người, cần cù, sáng tạo trong tạo lập cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Người Thái có các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, ca hát, khắp, múa xòe.

Người Mường có nhiều lễ hội trong năm và có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, nhiều thể loại như truyện kể, thơ, bài mo, dân ca, hát đối (đang Mường); có nhiều loại nhạc cụ như: sáo, nhị, khèn lù, khèn bè. Cồng, Chiêng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường được dùng trong các lễ hội. Lễ ca là những áng mo, bài khấn do thầy mo diễn xướng trong đám tang, nổi tiếng nhất là tác phẩm Đẻ đất đẻ nước (Té tất Té đác). Người Mường thờ cúng tổ tiên, ông bà. Sinh hoạt văn hoá của người Mường cũng đa dạng với những điệu múa, ca khúc và trò chơi dân gian độc đáo, đời sống tinh thần phong phú, nhiều ca dao, tục ngữ, văn hóa dân gian, có ý thức bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 10.

Ném Pao trò chơi dân gian của dân tộc Mông được lưu giữ từ đời này qua đời khác. Ảnh: Văn Ngọc

Các sắc thái văn hóa độc đáo của mỗi tộc người thể hiện đậm nét trong kho tàng văn học dân gian, trong các lễ hội truyền thống, trang phục; trong cách thức tổ chức sản xuất; tổ chức dân cư... Nhiều vũ điệu truyền thống của các dân tộc được duy trì và phát triển như xoè, trống chiêng, múa sạp, múa được mùa, múa trồng bông dệt vải của dân tộc Mường, dân tộc Thái, múa chuông của dân tộc Dao, múa khèn của dân tộc Mông... Văn hoá dân tộc còn được thể hiện trên các sản phẩm của lao động sáng tạo như hàng đan lát, dệt thổ cẩm với những hoa văn hình động vật, thực vật được cách điệu đa dạng, đẹp mắt, thể hiện quan niệm cổ xưa về vũ trụ. Văn hóa truyền thống, những sinh hoạt văn hóa mới, tốt đẹp nảy nở và phát triển, trở thành động lực đoàn kết và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 11.

Để phát triển du lịch trên địa bàn, huyện Bắc Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của các dân tộc. Ảnh: Văn Ngọc

Bắc Yên phát phát triển du lịch một cách bền vững

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Ngọc Thắng, Trưởng Phòng VH&TT huyện Bắc Yên (Sơn La) cho biết: Xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ huyện Bắc Yên đã ban hành Đề án về phát triển du lịch huyện Bắc Yên giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của huyện Bắc Yên; phát triển du lịch Bắc Yên theo hướng du lịch xanh và bền vững gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; kết nối du lịch với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, của quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Bắc Yên được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn huyện đã tiếp đón được khoảng 135.004 lượt khách (trong đó có 76 lượt khách quốc tế) bằng 209,9% kế hoạch giao, tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch ước đạt 87,6 tỷ đồng, bằng 185,6% kế hoạch giao. Để phát triển du lịch, huyện Bắc Yên đẩy mạnh quảng bá du lịch Bắc Yên trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội, trên các kênh truyền hình, báo, đài trung ương và địa phương. Duy trì chuyên mục Du lịch và tăng cường đưa các tin bài lên Cổng thông tin điện tử huyện. Tiếp tục khuyến khích, hướng dẫn với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 12.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 13.

Bắc Yên (Sơn La) phấn đấu đến năm 2025, huyện được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh. Ảnh: Văn Ngọc

Để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, tại Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Yên lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phát triển du lịch là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm và ban hành chương trình về thực hiện Nghị quyết nên việc ban hành "Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Yên giai đoạn 2021 - 2025"  

Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Yên nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của huyện với các nội dunh chiển khai như: Hỗ trợ phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của huyện.  Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Đảm bảo môi trường tự nhiên và xã hội trong hoạt động du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất, dịch vụ bổ trợ du lịch. Xây dựng các tour du lịch. Phát triển thương hiệu du lịch huyện Bắc Yên, chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Đến năm 2025, phấn đấu cải thiện được cơ bản về giao thông.

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 14.

Bắc Yên (Sơn La) đầu từ cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Ảnh: Văn Ngọc

Cúng theo ông Thắng, huyện Bắc Yên tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu trọng điểm phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án thuộc chương trình, công trình trọng điểm về du lịch để đưa vào khai thác kinh doanh. Xây dựng Trung tâm Hội nghị huyện; Trung tâm Giao lưu văn hóa cộng đồng tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch.

Bảo đảm các điều kiện về hạ tầng giao thông nội bộ, điện, cấp thoát nước, thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển du lịch cả chiều rộng và chiều sâu. Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các công trình hạ tầng các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch sinh thái Tà Xùa, Điểm du lịch sinh thái Pu Nhi, Điểm du lịch sinh thái Hồ Sen - Hua Nhàn; điểm trải nghiệm và ngoạn cảnh Sống lưng Khủng Long; các công trình hạ tầng khu di tích Hang A Phủ, di tích Bãi đá Khắc cổ Khe Hổ và các di tích lịch sử khác…

Bắc Yên: Phát triển du lịch bền vững - Ảnh 15.

Với lợi thế về khí hậu, thiên nhiên, sự chân thành, hiếu khách của người dân, huyện vùng cao Bắc Yên là điểm đến thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm. Ảnh: Văn Ngọc

Hoàn thiện quy hoạch, cơ chế quản lý, chính sách đầu tư phát triển du lịch. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, tiến hành triển khai rà soát, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các quy hoạch chi tiết, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện tạo cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tạo điều kiện cho các nhà điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận nhanh, chính xác. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch các cấp. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy những Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy những lợi thế về khí hậu, thiên nhiên, sự chân thành, hiếu khách của người dân, tin tưởng các xã vùng cao Bắc Yên sẽ tiếp tục là điểm đến thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm. sẽ tiếp tục là điểm đến thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh