dd/mm/yyyy

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế

Hỗ trợ vốn, chuyển giao KHKT, định hướng phát triển sản xuất ... Là những việc làm thiết thực của huyện Yên Châu (Sơn La) giúp nông dân nâng cao thu nhập.


Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế

Nông dân có thu nhập cao từ các chính sách hỗ trợ

Để giúp hội viên nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, Hội Nông dân yên Châu chủ động đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân; thực hiện tốt chương trình ủy thác với Ngân hàng CSXH và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; chỉ đạo Hội cơ sở phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng thiết bị, máy móc, vật tư nông nghiệp theo phương thức chậm trả cho nông dân.

Bên cạnh đó cùng với Trung tâm Hỗ trợ nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng các mô hình, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho HTX, trang trại, nhóm hộ nông dân; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo nghề, nhất là nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo học viên ra trường có việc làm. Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX, phòng Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng tuyên truyền mở rộng các hình thức kinh tế.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Những năm gần đây Hội Nông dân Yên Châu (Sơn La) đây mạnh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc

Quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới, sau khi đi thăm quan một số mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc ở một số địa phương khác. Đồng thời, nghiên cứu trên các kênh tivi, mạng internet, sách, báo, cùng với được sự hỗ trợ từ Hội Nông dân về vốn vay, gia đình chị Lò Thị Tâm, bản Hượn, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nhận thấy giống cây nhãn lồng Hưng Yên là cây có ưu điểm nhất để phát triển kinh tế.

Chị Tâm chia sẻ: năm 2014 với số vốn tiết kiệm của gia đình, cùng với số tiền vay mượn từ anh em họ hàng chị mua 500 gốc nhãn để nhân rộng diện tích, phát triển kinh tế. Chị Tâm là người đầu tiên đưa giống nhãn lồng Hưng Yên về  trồng tại xã Chiềng Đông. So với các giống nhãn khác như nhãn xuồng, nhãn cùi thì cây nhãn lồng Hưng Yên từ khi trồng đến lúc cho quả có thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 3 năm. Trong quá trình chăm sóc, tôi nhận thấy cây nhãn lồng Hưng Yên khá phù hợp với thời tiết, khí hậu ở đâu.

"Nhờ thực hiện đầy đủ các yếu tố kỹ thuật, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, quả nhãn chị làm ra đều có thương lại đến tận vườn thu mua, gia đình chị không phải lo đầu ra. Mỗi vụ nhãn lồng, gia đình chị thu về hơn 10 tấn, bán với giá 20 - 30 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chi thu được hơn 150 triệu đồng", chị Tâm nói.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Nhờ được Hội Nông dân hỗ trợ, chị Lò Thị Tâm, bản Hượn, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã có thu nhập ổn định từ mô hình cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng tăng thu nhập

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu cho biết: Hội Nông dân có 13/14 cơ sở Hội bước đầu đã xây dựng được mô hình kinh tế tập thể mang lại hiệu quả. Toàn huyện hiện có trên 3.200 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (10 hộ cấp trung ương, 46 hộ cấp tỉnh, 593 hộ cấp huyện, hơn 2.000 hộ cấp xã).

Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm 2022 đến nay, Hội Nông dân huyện Yên Châu đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH cho Trên 3.100 hộ hội viên vay và ủy thác gần 90 tỷ đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho 1.567 hộ vay phát triển kinh tế.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 6.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 7.

Từ quý hỗ trợ nông dân đã giúp cho hội viên nông dân có nguồn vốn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.

Cùng với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên, nông dân. Các hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phong trào đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân trên địa bàn. Đồng thời phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong các khu dân cư, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hoá, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Từng bước khẳng định, vai trò vị thế của tổ chức hội trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 8.

Yên Châu: Cùng nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 9.

Bên cảnh đẩy mạnh tăng cường chuyển giao KHKT, hỗ trợ vốn hội Nông dân Yên Châu con đẩy mạnh quảng bá sản phẩm giúp hội viên tiêu thụ nông sản tạo ra. Ảnh: Văn Ngọc

Cùng với đó, Hội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng các mô hình, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho HTX, trang trại, nhóm hộ nông dân; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo nghề, nhất là nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo học viên ra trường có việc làm. Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX, phòng Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng tuyên truyền mở rộng các hình thức kinh tế.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh