dd/mm/yyyy

Sơn La: Phụ nữ Yên Châu đẩy mạnh thi đua lao động, sản xuất

Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế được các cấp Hội LHPN huyện Yên Châu (Sơn La) thực hiện linh hoạt, có nhiều chuyển biến hiệu quả...

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất

Những mô hình kinh tế do hội viên phụ nữ đứng đầu cho thu nhập cao

Những năm qua, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đã được các cấp Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La) thực hiện linh hoạt, sáng tạo, tạo nhiều chuyển biến về chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đến nay, toàn huyện có hàng nghìn mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Gia đình bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của Hội LHPN xã Bó Phương. Trước đây, gia đình bà gặp không ít khó khăn do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế cũng chỉ đủ ăn, từ khi tham gia sinh hoạt Hội được cán bộ phụ nữ các cấp hội tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT đã giúp bà thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 2.

Bà Lò Thị Hạnh là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của Hội LHPN (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La). Ảnh: Nguyễn Vinh

Nhận thấy đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cùng với lá mía của người dân thu hoạch sau mỗi vụ vứt thừa thãi, hoang phí. Bằng nguồn vốn của gia đình, cộng với số tiền vay từ họ hàng, bà Hạnh đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi bò vỗ béo bằng cách nuôi nhốt chuồng. Gia đình bà Hanh nuôi bò 3B vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng này đã được 3 năm. Hiện tại, trang trại này có 12 con bò. Để chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn bò, tôi trồng thêm 0.7 ha cỏ voi và tích thêm rơm rạ, ủ cây ngô, ngọn mía trong kho làm thức ăn dự trữ. Vì vậy nguồn thức ăn cho đàn bò luôn được bảo đảm, không lo thiếu, kể cả trong suốt mùa đông lạnh giá.

"Với kỹ thuật nuôi bò vỗ béo bài bản, khoa học nên đàn bò của gia đình tôi lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá. Đã có những con bán với giá trên 70 triệu đồng. Năm vừa rồi gia đình tôi bán được 8 con, bình quân mỗi con bán được từ 55- 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi gần 200 triệu đồng", bà Hạnh nói.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 3.

Nhờ phát triển chăn nuôi bò 3B, gia đình Bà Lò Thị Hạnh bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) có thu nhập ổn định. Ảnh: Nguyễn Vinh

Còn đối với gia đình chị Nguyễn Thị Duyên, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). Năm 2003, hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cùng với việc vận động của các cấp Hội LHPN, gia đình chị Duyên đã mạnh dạn đưa giống nhãn nhãn Miền Thiết thay thế giống nhãn địa phương. Đây là giống nhãn cho quả ngọt, trái sai, vỏ mỏng, cùi dày, chỉ sau 3 năm, gia đình bà đã có thể thu hoạch và thu lời liên tiếp trong nhiều năm tiếp theo. Đến nay gia đình chị đang sở hữu vườn nhãn rộng 10 ha, vườn nhãn của gia đình chị được biết đến là vườn cây ăn quả có diện tích lớn nhất vùng đất Lóng Phiêng này, mỗi năm cho thu cả tỷ đồng.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Duyên, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La) đang tiến hành kiểm tra hệ thống tưới tự động cho vườn nhãn của gia đình. Ảnh: Nguyễn Vinh

"Thực hiện chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn nhãn gia đinh cho năng suất cao, mẫu mã đẹp, được thương lái thu mua tận vườn và xuất bán vào các siêu thị, của hàng nông sản sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trung bình gia đình tôi thu từ 100 - 120 tấn nhãn/vụ. Trừ tất cả chi phí, gia đình tôi đã có lợi nhuận 1,6 tỷ đồng/năm", bà Duyên nói.

Đây chỉ là 2 trong số nhiều mô hình sản xuất hiệu quả của các hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Yên Châu, tùy điều kiện thực tế, mỗi cơ sở hội đã có cách làm riêng, năng động vượt khó phát triển kinh tế.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 5.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 6.

Mô hình trồng nhãn của gia đình chị Nguyễn Thị Duyên, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). cho thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Vinh

Yêu Châu nhiều giải pháp giúp hội viên phụ nữ nâng cao thu nhập

Trao đổi với phóng viên, bà Mùa Thị Mỷ, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Châu cho biết: Hội có trên 13.400 hội viên.  Trước đây, phần lớn chị em tham gia sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, nhiều người gặp khó khăn, nhất là về nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, hàng năm, Hội đã tổ chức đánh giá, phân loại hộ gia đình hội viên thuộc hộ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân, nghiên cứu các mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. 

Cùng với đó, Hội cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới nêu cao tinh thần tự lực, từng bước vượt khó, tích cực tham gia phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ". Đến nay, trên địa bàn huyện có 1.561 hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi. Nhiều hội viên mạnh dạn khởi nghiệp, nhiều trang trại có quy mô lớn, HTX do phụ nữ làm chủ và trực tiếp điều hành.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 7.

Những năm qua Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Châu (Sơn La) đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Nguyễn Vinh

Các cấp hội luôn duy trì và làm tốt công tác phối hợp ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hơn 2.600 hộ phụ nữ nghèo vay vốn, với tổng dư nợ gần 110 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện thành lập 18 tổ vay vốn cho 707 hộ vay, với tổng dư nợ trên 60 tỷ đồng. 

"Hàng năm, bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, Hội thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn, dạy nghề; cử cán bộ đến các xã, bản để tuyên truyền, phổ biến cho chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng các kỹ thuật mới trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; mạnh dạn tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế" bà Mỷ nói.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 8.

Phụ nữ Yên Châu thi đua lao động, sản xuất - Ảnh 9.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nhiều mô hình phát triển kinh tế của các hội viên Phụ nữ cho thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Vinh

Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững của hội liên hiệp phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành phong trào thường xuyên của Hội. Hiệu quả và ý nghĩa của các hoạt động chính là sức mạnh thu hút các cán bộ hội, chị em xây dựng tổ chức hội vững mạnh, cũng từ đó công tác chăm lo đời sống tinh thần của phụ nữ được tốt hơn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh