dd/mm/yyyy

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân

Nông dân huyện Mai Sơn (Sơn La) chủ động cày ải, nạo vét mương phai, lấy nước vào ruộng, làm đất, gieo cấy vụ lúa xuân.

Khẩn trương cho vụ lúa xuân

Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Mường Chanh, Chiềng Mai,… của huyện Mai Sơn (Sơn La) đâu đâu cũng nghe thấy tiếng máy cày, máy bừa ầm ầm, tiếng cười nói rôm rả, ai đấy đều khẩn chương với công việc của mình để cho một vụ lúa xuân bội thu.

Gia đình chị Hoàng Thị Lan, bản Nà Hạ 1, xã Chiềng Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La) có hơn 2.000 m2 đất ruộng, cấy được hai vụ. Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho vụ lúa xuân năm nay, thực hiện sự chỉ đạo của xã, của bản ngay từ đâu vụ, gia đình chị cùng bà con, nông dân trong bản ra tập chung nạo vét, khơi thông mương, phai đảm bảo nguồn nước luôn lưu thông.

Ngay sau khi có nước xuống ruộng, gia đình tôi đã khẩn trương làm đất, xuống giống để cho kịp thời vụ. Đến thời điểm này thì nguồn nước đảm bảo để bà con chúng tôi cấy. Năm nào mà đủ nước cấy 2 vụ lúa, bà con chúng tôi phấn khởi lắm, có đủ thóc ăn quanh năm, không phải mua gạo ở ngoài, có năm nhà tôi con được bán thóc cơ vì ăn không hết", chị Lan nói.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 1.

Nông dân xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân. Ảnh: Văn Ngọc

Dời cánh đồng bản Nà Hạ, chúng tôi về cánh đồng bản Xum xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La). Không khi làm việc của bà con nhộn nhịp, người cầy, người bừa, người làm bờ, người chuyển mạ, ai đây đều khẩn trương. Đôi bàn tay thoăn thoắt nhổ tùng bó mạ, ông Cà Văn Pâng, bản Cum, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La) chi sẻ: Gia đình tôi có hơn 1.000 m2 đất trồng lúa, năm nay nước về ruộng cơm, gia đình ông giao ma sớm nên nên nay gia đình ông đã bắt đầu được cấy.

"Ở vùng này thì không lo thiếu nước cán bộ ơi. 3 năm nay rồi, từ khi nhà nước làm song cái đạp chưa nước ở đầu bản, bà con chúng tôi đều cấy được 2 vụ. Điều quan trọng bây giờ là lựa chọn giông thôi, năm nay gia đình tôi giống lúa nếp thơm vào canh tác. Giống lúa này cơm ăn ngon, ít sâu bệnh, lại năng xuất nữa, phần ruộng này nhà tôi cây 2 ngày là xong", ông Pâng nói.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 2.

Những năm gần đây nông dân huyện Mai Sơn (Sơn La) đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn (Sơn La), vụ lúa xuân năm nay, địa phương dự kiến gieo cấy 126 ha lúa. Nước sản xuất của xã Mường Bon được cấp từ 4 công trình thủy lợi: Hồ Tiền Phong, hồ bản Ỏ, hồ suối Căn và hồ bản Mòn. Năm nay, mực nước trữ tại công trình thủy lợi hồ Tiền Phong đạt dưới 1 triệu m³, nguy cơ thiếu hụt nước sản xuất cho khoảng 3 ha lúa vụ xuân. Tổ thủy nông cơ sở trên địa bàn xã đã trực, điều tiết nước sản xuất ưu tiên cho các bản ở xa. Xã chủ động phương án sử dụng máy bơm nước để dẫn nước từ các hồ thủy lợi cạn dưới mức xả, dẫn nước vào hệ thống mương để phục vụ sản xuất.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 3.

Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, ngay từ đầu vụ nông dân trên địa bàn huyện Mai Sơn đã nhiều lần ra quan nạo vét mương phai. Ảnh: Văn Ngọc

Bảo năm nguồn nước cho vụ lúa xuân

Trao đổi với phóng viên, Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Hào, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mai Sơn cho biết: Vụ xuân năm 2022, toàn huyện gieo cấy khoảng 1.200 ha. Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho vụ lúa xuân, ngay từ đầu năm các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chỉ đạo các Tổ thủy nông cơ sở vận động nhân dân nạo vét 66km mương phai và đầu nguồn công trình thủy lợi; tận dụng các ao hồ nhỏ, vùng trũng để tích trữ nước; áp dụng các biện pháp quản lý, phân phối nước tiết kiệm bằng hình thức tưới luân phiên; tăng cường tuần tra, phát hiện, kịp thời ngăn chặn các trường hợp tự ý ngăn dòng, đào mương, phai lấy nước không theo kế hoạch tưới.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 4.

Huyện Mai Sơn (Sơn La) duy chì hoạt động hiệu quả các hồ thủy lợi. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện nay trên địa bàn huyện có có 23 hồ chứa; 47 đập xây, bê tông; 13 đập rọ thép nhồi đá hộc và 119 phai tạm, tổng chiều dài hơn 200 km mương. Huyện có 190 tổ thủy nông cơ sở, mỗi tổ có 3 thành viên là trưởng bản, bí thư hoặc những người uy tín, trách nhiệm tham gia theo dõi, quản lý, tuần tra hằng ngày, điều tiết nước sản xuất, khi có các đoạn mương thủy lợi cần sửa chữa, nâng cấp, sẽ thông báo đến Ban quản lý bản để có phương án sửa chữa kịp thời, nhanh chóng.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ cấy lúa xuân. Các địa phương tiếp tục theo dõi mực nước trên các hồ để chủ động điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm. Đối với những vùng quá khó khăn về nguồn nước, sẽ xây dựng các phương án, biện pháp khắc phục khô hạn để bảo đảm cấy hết diện tích theo kế hoạch, trong khung thời vụ.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 5.

Nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Mai Sơn (Sơn La) được đầu tư tu sửa, xây mới, đáp ứng cung cấp nguồn nước tưới. Ảnh: Văn Ngọc

Bên canh đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, huyện phai sơn cũng chú trọng tới việc lựa chọn giống, phân bón, áp dụng các kỹ thuật khoa học vào canh tác. Năm nay với các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, như: Đông A1, ADI 28, ADI 168, BC15, LTH 31, HDT 10, J01, giống lúa thuần LH12, TBR 225, TBR-1, nếp thơm 86, Tân ưu 98, N87, N97, N98; giống CR203 (chống rầy nâu), CH5 (chịu hạn). Các giống lúa lai năng suất cao, như: Nhị ưu 838, 986, 63; Nghi hương 2308. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, như: PC6, VS1, HT1, TBR 225, Thiên ưu 8, Bắc thơm 7, IR64...

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 6.

Vùng cao hối hả xuống đồng gieo cấy vụ lúa xuân - Ảnh 7.

Để đảm bao cho vụ lúa xuân thắng lợi, huyện Mai Sơn (Sơn La) chú trọng việc lựa chọn giống lúa cho năng xuất cao, ít sâu bệnh, chịu hạn vào canh tác. Ảnh: Văn Ngọc

Cùng với đó, những năm gần đây, người dân đã đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đặc biệt là trong khâu làm đất và thu hoạch, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, đảm bảo khung thời vụ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất lao động, tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh