dd/mm/yyyy

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế

Ngày 26/12, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đến thăm Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La và nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc.


Nông dân Sơn La đến thăm nhà máy chế biến hoa quả và sản xuất phân bón

Giúp nông dân thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản

Đoàn đã đến thăm Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La tại tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La). Theo đại diện của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Doveco, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La có diện tích gần 9 ha, là trung tâm chế biến rau quả khép kín bao gồm từ việc liên kết sản xuất, thu mua nguyên liệu; chế biến tinh, chế biến sâu và hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La tại tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Trung tâm với tổ hợp 3 nhà máy có thiết bị và công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay. Nhà máy chế biến nước quả cô đặc và puree, công suất thiết kế 20.000 tấn/năm, công nghệ và thiết bị của Tropical Food – Italia; Nhà máy chế biến rau quả đông lạnh, công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ và thiết bị của Nhật Bản; Nhà máy chế biến rau quả rau đồ hộp, công suất thiết kế 20.000 tấn sản phẩm/năm, công nghệ và thiết bị của Italia và Đức. Trên mỗi dây chuyền sản xuất có thể đồng thời chế biến được đa dạng hầu hết các loại nguyên liệu rau quả sẵn có ở Sơn La.

Khi đi vào hoạt động hàng năm nhà máy sẽ thu mua và chế biến hàng trăm nghìn tấn sản phẩm rau quả các loại như: Chanh dây, xoài, dứa, chuối, bơ, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương rau và nhiều các loại rau quả khác của tỉnh Sơn La. Doanh thu trung bình hàng năm ước khoảng 2.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 90 triệu USD, nộp ngân sách cho địa phương khoảng 100 tỷ đồng, tạo công ăn, việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng nghìn lao động tại nhà máy, góp phần làm đổi thay diện mạo nông nghiệp của huyện Mai Sơn nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Khi đi vào hoạt động hàng năm nhà máy sẽ thu mua và chế biến hàng trăm nghìn tấn sản phẩm rau quả các loại. Ảnh: Văn Ngọc

Đến thăm nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc, tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn (Sơn La), theo ông Nguyễn Như Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: Đầu tháng 2/2022, Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc đã khởi công xây dựng. Đây là nhà máy sản xuất phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ vi sinh có quy mô lớn đầu tiên được đầu tư xây dựng tại tỉnh Sơn La. Với công suất 90.000 tấn sản phẩm/năm; gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ vi sinh công suất 45.000 tấn/năm.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 6.

Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc đã khởi công xây dựng nhà máy tại bản Xa Căn, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn. Ảnh: Văn Ngọc

Các sản phẩm phân bón của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ chelat (hữu cơ hóa), công nghệ thủy phân, công nghệ nano. Trong đó, sản phẩm phân bón vô cơ với nguyên liệu nhập khẩu, kết hợp giữa phương pháp tạo hạt bằng vê viên đĩa và phương pháp tạo hạt bằng vê viên thùng quay sử dụng hơi nước để sản xuất ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với từng loại đất và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tất cả các loại cây trồng.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 7.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 8.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 9.

Các sản phẩm phân bón của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Ảnh: Văn Ngọc

Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất theo công nghệ Bioway của Mỹ, là công nghệ vi sinh nhanh nhất và duy nhất trên thế giới đến thời điểm hiện nay. Đây là công nghệ bảo đảm xử lý tất cả các chất thải hữu cơ, như: phân gia súc, gia cầm; xác động vật, thủy hải sản; thân vỏ cây, bã cà phê, bùn mía, phế phẩm rau củ quả,... chỉ trong khoảng 6-12 giờ có thể cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có hàm lượng hữu cơ cao, đầy đủ dinh dưỡng do đa dạng chủng vi sinh có ích, chất lượng vượt trội, ổn định, cây trồng dễ hấp thu, đặc biệt là diệt hết hạt cỏ dại và các tác nhân gây bệnh, mầm mống gây hại cho cây trồng.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 10.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 11.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 12.

Với công suất 90.000 tấn sản phẩm/năm; gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ vi sinh công suất 45.000 tấn/năm. Ảnh: Văn Ngọc

"Công ty hướng dẫn sử dụng phân bón trên từng loại đất, cho từng loại cây trồng thông qua chẩn đoán dinh dưỡng, cân đối dinh dưỡng giữa đất và cây trồng. Nhằm giúp người nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả canh tác, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm nông sản, sản xuất theo hướng xanh, sạch, thân thiện với môi trường" ông Hùng nói.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 13.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 14.

Đây là nhà máy sản xuất phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ vi sinh có quy mô lớn đầu tiên được đầu tư xây dựng tại tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân có nhiều cơ hội để phát triển nông nghiệp bền vững

Ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La đánh giá cao việc xây dựng các nhà máy, đưa các tiến bộ khoa học hỗ trợ với bà con nông dân trong phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Việc xây dựng Trung tâm chế biến rau quả Doveco ở huyện Mai Sơn, sẽ giúp tiêu thụ rau quả ổn định cho nông dân, để nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 15.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 16.

Thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 17.

Việc xây dựng các nhà máy sẽ tạo điều kiện cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La thức đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Văn Ngọc

Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực phân bón phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú trọng phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số khu vực khác. Đồng thời, ông cũng đánh giá cao quy trình nghiên cứu của Công ty về chất đất, khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng để phát triển những sản phẩm phù hợp với từng vùng miền, chất lượng các sản phẩm phân bón Giám đốc Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc  đã và đang sản xuất.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Nông dân Sơn La cũng đề nghị Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cung cấp cho Hội Nông dân Sơn La những thông tin về phân tích thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng trên địa bàn tỉnh Sơn La, nghiên cứu khoa học để sản xuất phân bón và thời gian bón cho từng loại cây trồng cụ thể để qua đó giúp các hộ nông dân phát triển nông nghiệp một các tốt nhất.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh