dd/mm/yyyy

Tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 150.000 – 151.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua. Tuy nhiên, tính chung 1 tháng trở lại đây, giá tiêu đã mất hơn 30.000 đồng/kg. Giá tiêu thu mua trung bình thời điểm hiện tại ở 150.400 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (15/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 150.000 – 151.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 151.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 150.000-151.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 150.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 150.000-151.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 150.000 đồng/kg.

Tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu- Ảnh 1.

Tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu- Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (15/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia giảm so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.203 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.171 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.

Tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu- Ảnh 3.

Tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu- Ảnh 4.

Tình trạng tắc nghẽn vận tải biển tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt tiêu. Giá cước tàu container đã tăng vọt do sự chậm trễ và việc định tuyến lại.

Ở Indonesia, quy mô trồng cây hạt tiêu có xu hướng giảm trong thời gian 5 năm qua, khi nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như cọ dầu. Mặc dù mức giá hiện tại có thể khuyến khích trồng mới, nhưng chưa thể phục hồi trong ngắn hạn.

Các quốc gia như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Campuchia có sản lượng tương đối ổn định trong vài năm qua, không có tác động đáng kể đến sự thay đổi tổng thể của nguồn cung toàn cầu.

Việc giá tiêu tăng cao kích thích một số người dân trồng tiêu ra “chốt bán” tiêu đã ký gửi từ các niên vụ trước để thu tiền về càng gây áp lực tài chính lên các đại lý. Nhưng cũng có hiện tượng một số đại lý nhận gửi hàng của nông dân "ép" giá đẩy thị trường xuống thấp.

Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, ngoài việc giữ được giá tốt cho nông dân, tăng cường sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị gia tăng cũng là giải pháp quan trọng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao giá trị hạt tiêu và thu nhập cho nông dân.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làm sao ổn định được sản lượng hạt tiêu ở mức từ 170.000 - 190.000 tấn để duy trì được vị thế của hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới

Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia cho rằng chưa xuất hiện động lực thúc đẩy giá tăng. Tuy nhiên, giá tiêu trong nước đã hình thành vùng giá mới và khó giảm thêm.

 

Nguyễn Phương