dd/mm/yyyy

Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước có giá tiêu thấp nhất hôm nay

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 150.000 – 151.000 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua. Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 151.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (14/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 150.000 – 151.000 đồng/kg, sau khi giảm 1.000-3.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 151.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 150.000-151.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 150.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 150.000-151.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 150.000 đồng/kg.

Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước có giá tiêu thấp nhất hôm nay- Ảnh 1.

Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước có giá tiêu thấp nhất hôm nay- Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (14/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.211 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.150 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.182 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.

Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước có giá tiêu thấp nhất hôm nay- Ảnh 3.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), kết thúc năm 2017, toàn quốc có diện tích hồ tiêu 153.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2023, diện tích trồng tiêu chỉ còn 115.000 ha do tình trạng dư cung ở chu kỳ trước khiến giá tiêu xuống thấp, người trồng tiêu lỗ nặng và buộc phải phá bỏ vườn trồng. Điều này đang khiến sản lượng tiêu giảm nhanh, giúp giá tiêu vững ở mức cao.

Quy mô thị trường hồ tiêu toàn cầu được định giá 5,43 tỷ USD, dự báo tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2024 - 2032. Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làm sao ổn định được sản lượng hạt tiêu ở mức từ 170.000 - 190.000 tấn để duy trì được vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho rằng vấn đề cốt lõi trong việc giữ diện tích, sản lượng hạt tiêu là phải đảm bảo được giá tốt cho nông dân để họ tiếp tục gắn bó với cây trồng này.

Mặc dù giá tiêu đang ở quanh vùng giá cao, nhưng người dân vẫn chưa mặn mà với việc mở rộng diện tích canh tác tiêu trở lại.

Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam dẫn lời chuyên gia nhận định, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu tiếp tục được ghi nhận trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.

Hai tháng nữa hạt tiêu vụ thu hoạch 2024 của Brazil mới tung ra thị trường, với sản lượng có thể giảm 20 – 25%. Tính đến hết tháng 5/2024, Brazil đã xuất khẩu 31.846 tấn hạt tiêu, giảm 8% so với cùng kỳ.

Về dài hạn trong 3-5 năm tới, lượng tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Báo cáo cập nhật thị trường tuần trước của Ptexim Corp nhận định, hiện lượng tiêu cung cấp ra thị trường không nhiều. Chi phí vận chuyển tiếp tục tăng nhanh và được dự báo duy trì ở mức cao cho đến năm 2025.


Nguyễn Phương