dd/mm/yyyy

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng

Sơn La chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc.

Clip: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng

 Người dân chủ động phòng chống dịch lở mồm long móng 

Trước tình trạng dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra các địa phương Chi cục chăn nuôi thú y và thủy sản tỉnh Sơn La chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc.

Trong quý I năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng type O xảy ra tại 02 bản, xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp với số trâu, bò mắc bệnh 18 con trong đó có 16 con bò, 02 con trâu. Sau khi có thông tin về tình hình bệnh lở mồm long móng trên gia súc, Chi Cục chăn nuôi thú y và thủy sản tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm để xác định vi rút gây bệnh và có giải pháp phòng trừ.

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng - Ảnh 2.

Sơn La quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sáng, Phó trưởng Phòng quản lý dịch bệnh,Chi Cục chăn nuôi thú y và thủy sản tỉnh Sơn La: Tình hình bệnh dịch đến thời điểm này cơ bản tạm ổn. Ðể khống chế và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để lây lan ra diện rộng, chi cục tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng và cử cán bộ túc trực, giám sát chặt chẽ vùng ổ dịch.Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi, các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch ngay từ khi mới xảy ra, không để lây lan diện rộng.Tổ chức vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại các ổ dịch, các tuyến đường và phương tiện ra vào ổ dịch, các địa điểm nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

"Những dấu hiệu nhận biết bệnh lở mồm long móng, đây là một trong những bệnh do vi rút gây nên đối với loài guốc chẵn, gây bệnh cho trâu bò, lợn, dê cừu .. những dấu hiệu chủ yếu là gia súc chủ yếu đâu ở móng, miệng sưng ở miệng, lưỡi, gia súc khi bị bệnh có triệu chứng sùi bọt như bọt bia kéo tơ" ông Sáng nói.

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng - Ảnh 3.

Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng, đây là biện pháp nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con vật. Ảnh: Văn Ngọc

Năm 2017, Sau khi được Hội Nông dân xã, tuyên truyền, vận động, cùng với việc được đi thăm một số mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Anh Lò Văn Hặc ở bản Có Tình (xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) biết đến việc nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo và bắt đầu tìm hiểu kỹ về nó. Hiện  gia đình tôi duy trì đàn bò từ 50-60 con bò mỗi lứa với 2 khu chuồng nuôi.

Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi bò hiệu quả, anh Hặc cho biết: Để nuôi bò hiệu quả và nhanh có lãi, gia đình anh chọn mua giống bò cỏ địa phương, anh lý giải, giống bò cỏ dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, điều quan trọng là loại bò này được người tiêu dùng ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon. Để đàn bò phát triển khỏe mạnh, chóng lớn, điều quan trọng là làm chuồng trại đảm bảo thông thoáng về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh; đặc biệt là tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho bò.

"Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn bò gia đình tôi sinh trưởng khá nhanh, được thương lái săn đón đặt hàng với mức giá cao. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán từ 40-45 con bò thương phẩm, thu về hơn 400 triệu đồng/năm. Tối thấy việc nuôi bò cỏ bản địa này khả hiệu quả, người nuôi chỉ cần chăm sóc tốt là có thu nhập ổn định". anh Hặc nói.

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng - Ảnh 4.

Nhờ chủ động trong phòng chống dịch bệnh, đàn bò của gia đinh anh Lò Văn Hặc ở bản Có Tình (xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sinh trưởng phát triển tốt. Ảnh: Văn Ngọc

Tăng cường phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng

Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng, đây là biện pháp nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con vật. Hiện nay mạng lưới thú y cơ sở đã và đang phát động đợt tiêm phòng vaccine lở mồm long móng kể cả tiêm phòng đại trà cũng như tiêm phòng bổ sung, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho đàn bò, tuyệt đối không chủ quan lơ là

Tiêm phòng vaccine không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sản lượng sữa nên cần phải tiêm phòng ngay theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đối với bê, nghé đủ một tháng tuổi là thực hiện việc tiêm vaccine để tạo miễn dịch.Bên cạnh đó người chăn nuôi cần vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi, dụng cụ, vật dụng chuồng nuôi hàng ngày, đây là điều kiện bắt buộc đối với người chăn nuôi nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập.

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng - Ảnh 5.

Ngoài các biện pháp của các cơ quan chức năng, người chăn nuôi cần đẩy cao hơn nữa công tác phòng trừ dịch bệnh. Ảnh: Văn Ngọc

Tổng vệ sinh môi trường, đây là một biện pháp nhằm diệt và ngăn chặn mầm bệnh đang lưu hành ngoài môi trường, đặc biệt ở những ngày có thời tiết mưa,độ ẩm cao. Khi phát hiện con vật có những triệu chứng không bình thường như ở trâu, bò thấy con vật bỏ ăn, không nhai lại, nước dãi nhiều và trắng như bọt xà phòng, ở miệng, vành móng có vết loét, con vật đi lại khó khăn bà con nhân dân cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến để có biện pháp can thiệp kịp thời. Dừng ngay việc chăn thả để không lây lan bệnh ra xung quanh.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La có 115.295 con trâu, Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.161 tấn. Đàn bò 378.452 con, trong đó bò thịt 351.242 con chiếm 92,61%, bò sữa 27.210 con chiếm 7,19% so với cùng kỳ năm trước tổng đàn tăng 1,39%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 6.438 tấn tăng 2,94%. Sản lượng sữa tươi 98.365 tấn, tăng 0,68%.

Đàn lợn 657.369  con, tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 54.014 tấn, tăng 7,57%. đã có khoảng 40% số lượng gia xúc đã được tiêm phòng bệnh lở mồn long móng. Thời gian tới, chi cục tiếp tục cấp vacxin LMLM, phối hợp với các huyện, thành phố chỉ đạo tiếp tục tiêm phòng bổ sung LMLM cho đàn trâu, bò; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc.

Sơn La: Phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng - Ảnh 6.

Sơn La từng bước chuyển dần phương thức sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng tập trung, an toàn sinh học; đồng thời đẩy mạnh triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục Trưởng Chi cục chăn nuôi thú y và thủy sản tỉnh Sơn La cho biết: Đối với bệnh lở mồm long móng trên đàn vật nuôi, hiện nay trong giai đoạn giao mùa, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc,chúng tôi khuyến cáo người dân chủ động tiêm phòng vacxin lở mồm long móng cho đàn trâu bò để tạo được miễn dịch.

Việc người chăn nuôi chú trọng công tác tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sẽ giúp cho người chăn nuôi bảo đảm an toàn đàn vật nuôi, góp phần duy trì, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh