dd/mm/yyyy

Sơn La đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mai Sơn (Sơn La) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Clip: Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông dân có thu nhập ổn định

Những năm gần đây huyện Mai Sơn (Sơn La) đã tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia đầu tư vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu.

Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thành lập tháng 3/2020, gồm 14 thành viên với tổng diện tích 50 ha, hoạt động chủ lực trồng, chế biến cà phê đặc sản. Trong quá trình sản xuất, các thành viên Hợp tác xã đã tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng như: các thành viên phải có sổ ghi chép quy trình chăm sóc, thời gian bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 2.

Những năm trở lại đây, người dân huyện Mai Sơn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, bà Chị Cầm Thị Mòn, Giám đốc Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Với diện tích canh tác năm 2022 là 50 ha theo quy trình sản xuất VietGAP, với mục tiêu chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cà phê Sơn La gồm 02 sản phẩm mang thương hiệu: Honey và Natural; ổn định đầu ra và cải thiện thu nhập cho người trồng trọt, tạo thêm việc làm cho người dân tại địa phương góp phần thực hiện cơ cấu lại sản xuất cây trồng.

Các quy trình sản xuất được quản lý giám sát, kiểm soát được toàn bộ các khâu trong công việc và các quy trình, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra là sản phẩm sạch, an toàn giúp HTX khẳng định giá trị thương hiệu, tăng cường năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường tốt hơn, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, mang lại hiệu quả về tài chính.

"Với những nỗ lực, đoàn kết của cả tập thể hợp tác xã trong thời gian qua. Năm 2022, sản phẩm cà phê của Hợp tác xã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La công nhận sản phẩm Nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2022 theo Quyết định số 02/QĐ-BTC ngày 10/11/2022; chứng nhận sản phẩm OCOP cà phê Aratay đạt chứng nhận 4 sao",

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 3.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 4.

Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ứng dụng công nghệ vào sản xuất cà phê, tao ra sản phẩm chất lượng. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại UBND xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La), đến nay, toàn xã đã có 623,85 ha đất sản xuất các loại sản phẩm trồng trọt theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, RA, RSP…), và phát triển cà phê là bước tiến đáng kể, đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nhân dân xã Chiềng Ban với tổng diện tích cà phê toàn xã 1.250 ha, diện tích thực hiện sản xuất theo quy định của chương trình cà phê bền vững Rainforest Alliance là 603,85 ha; năng suất cà phê quả tươi ước đạt 12 – 16 tấn/ha; sản lượng cà phê quả tươi đạt khoảng 15.000-18.000 tấn/năm

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Binh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Năm 2022, UBND xã Chiềng Ban đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn 16 lớp hướng dẫn cắt tỉa, thu hoạch, sơ chế cà phê với 1.020 người tham gia; xây dựng, hình thành, đề nghị và được UBND tỉnh Sơn La công nhận vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao tại 08 bản, 504 hộ tham gia vùng với tổng diện tích 303,85 ha.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 5.

Xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) công nhận 2 vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Ảnh: Văn Ngọc

Để duy trì và mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung, nâng cao giá trị gia tăng một cách bền vững, Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Ban xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu như: Thực hiện liên kết đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng sản phẩm. Gắn kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với phát triển du lịch sinh thái để vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, vừa quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục phát huy sự liên kết chung tay của "5 nhà" Nhà nước - Nhà khoa học – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà băng; Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, hội sản xuất kinh doanh thông qua đó để hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, đồng thời là đầu mối để tiếp nhận sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 6.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 7.

Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển cây ăn quả, ông Hoàng Văn Chất, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập cao. Ảnh: Văn Ngọc

Đưa ra nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trong năm 2022, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, vượt qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu phát triển đặt ra. Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; duy trì và phát triển được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm của huyện.

Trao đổi với phóng viên, bà bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La) cho biết: Tổng diện tích gieo trồng của địa phương đạt trên 49.000 ha, tăng 5,5% so với năm 2021, trong đó: Diện tích cây lương thực có hạt đạt trên 16.600 ha; cây công nghiệp phục vụ chế biến trên 19.000 ha; cây ăn quả và sơn tra đạt 11.000 ha. Tổng đàn gia súc gia cầm trên 1,5 triệu con. Đến hết năm 2022, huyện đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 12 sản phẩm OCOP.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 8.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 9.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Mai Sơn (Sơn La) được thi trương đánh giá cao. Ảnh: Văn Ngọc

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tiếp tục được phát triển trên diện rộng, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa trong sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 3.500 ha cây trồng áp dụng sản xuất công nghệ cao; có 51 doanh nghiệp, HTX ứng dụng sản xuất trên 1.000 ha cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

Cung theo bà Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La), trong thời gian tới để phát triển nông nghiệp cao một cách bền vững, huyện Mai Sơn sẽ tiếp tục Rà soát diện tích cây ăn quả  liền vùng, liền khoảng có quy mô từ 10 ha trở lên, hướng dẫn hợp tác xã để được cấp mã số vùng trồng; hướng dẫn hợp tác xã, doanh nghiệp duy trì và phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ; phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 10.

Vùng núi Sơn La phát triển nông nghiệp công nghệ cao - Ảnh 11.

Trong thời gian tới huyện Mai Sơn (Sơn La) sẽ có nhiều chính sách giúp người dân phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Văn Ngọc

Xây dựng các mô hình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương); ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hưu cơ; canh tác trong nhà kính, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng công nghệ trong thu hoạch, bảo quản, sơ chế, đóng gói sản phẩm…

Xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp để khâu nối giữa nông dân và các doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngành nông nghiệp. Tăng cường phối hợp 5 nhà cùng đồng hành thực hiện nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở địa phương.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh