Clip: Sản phẩm OCOP giúp đồng bào vùng cao có cuộc sống ấm no
Phát triển sản phẩm OCOP giúp nâng cao thu nhập
Huyện Phù Yên đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, gắn với xây dựng Nông thôn mới. Giúp người dân có thu nhập cao, ổn định. Tập trung đẩy mạnh phát triển các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, giúp hình thành hàng hóa sản xuất chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả thiết thực, vững bền cho chủ thể. Các HTX, hộ dân khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP đều tự giác nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang quy mô tập trung, quy mô.
Sản phẩm chuối sấy lạnh của HTX Tân Thịnh Phát, xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và được đánh giá đạt 3 sao vào cuối tháng 12/2022. Anh Tòng Văn Đội, phó giám đốc HTX Tân Thịnh Phát cho biết: Tháng 12/2020, HTX Tân Thịnh Phát (bản Puôi, xã Huy Tân, huyện Phù Yên) đã mạnh dạn đầu tư trồng 11ha chuối nuôi cấy mô theo hướng VietGAP ứng dụng công nghệ cao.
Sau hơn một năm trồng và chăm sóc, đến thời điểm này, cây chuối đã bắt đầu cho "trái ngọt". Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đã tham gia trường chính mỗi xã một sản phẩm. HTX đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc đưa ra sản phẩm chuối sấy khô. Chuối sấy lạnh được chế biến bằng công nghệ sấy lạnh tiên tiến, Giữ lại được 100% hương vị và giá trị tự nhiên từ nguồn gốc chuối tươi của Sơn La.
"Chúng tôi áp dụng công nghệ sấy bằng phương pháp dung không khí khô để làm giảm độ ẩm của sản phẩm, cô lượng đường của chuối sấy, từ đó tạo ra sản phẩm không quá khô, dẻo, độ ngọn vừa phải, giữ được vị tự nhiên của quả chuối. 100% sản phẩm được chế biến từ quả chuối tự nhiên, không có chất bảo quản. Sau khi được chê bên, giá trị sản phẩm sẽ được nâng có gấp hơn chục lần so với chuối tươi bán ra thị trường. Từ việc tham gia chương trình phân hạng OCOP sẽ đẩy mạnh được quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng", anh Đôi nói.
Phù Yên: Tập chung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Trao đổi với phóng viên, bà Bạc Cầm Thị Xiêng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phù Yên, cho biết" Sau hơn 4 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay huyện Phù Yên (Sơn La) đã có 11 sản phẩm được công nhân OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP sẽ giúp HTX, hộ dân tiếp cận với các phương thức sản xuất, quản lý kinh doanh theo hướng hiện đại hóa; cải thiện được mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch, gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, góp phần quan trọng vào thay đổi cách làm truyền thông, nâng cao giá trị sản phẩm vùng biên. Huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động các chủ thể sản xuất thực hiện nghiêm các quy định và kiểm tra chặt chẽ.
Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chuẩn OCOP, huyện tích cực đẩy mạnh xây dựng thương hiệu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất; thực hiện kiểm nghiệm đảm bảo các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều sản phẩm nông sản lớn, chủng loại đa dạng, được nhiều người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao về chất lượng, cùng với bao bì sản phẩm bắt mắt chiếm được lòng tin của người tiêu dùng đạt chất lượng 4 sao, 3 sao.
Thời gian tới, tiếp tục phổ biến nội dung các tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; khuyến khích HTX, hộ dân mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường khả năng kết nối giữa người sản xuất, với các nhà đầu tư và người tiêu dùng; củng cố chuỗi giá trị hiện có gắn với phát triển các sản phẩm OCOP tại các xã, thị trấn trên toàn huyện.