dd/mm/yyyy

Nông thôn Tây Bắc: Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ

Ở vùng Nông thôn Tây Bắc có ông Đặng Văn Chính, nuôi 70 con trâu, thu lời hơn 1,2 tỷ đồng/năm.


Clip: Mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo của ông Đặng Văn Chính.

Bứt phá làm giàu ở vùng Nông thôn Tây Bắc

Nhiều năm trở lại đây, mô hình nuôi trâu vỗ béo theo kiểu nhốt chuồng ở vùng Nông thôn Tây Bắc đã và đang phát triển tại huyện Cao Phong (Hoà Bình). Bước đầu mô hình này đã mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho người nông dân, gia đình ông Đặng Văn Chính, sinh sống ở tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong là 1 trong những tấm gương đi đầu trong phát triển nuôi trâu vỗ béo, mỗi năm ông thu lãi hơn 1,2 tỷ đồng. Đời sống của gia đình ông ngày càng sung túc và dư giả từ nuôi trâu.

Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ dễ ợt - Ảnh 2.

Ông Đặng Văn Chính đang cho đàn trâu ăn tại trang trại. Ảnh: Hà Hoàng.

Theo lời chia sẻ của ông Chính, trước khi đến với mô hình nuôi trâu vỗ béo, ông đã trải qua nghề lái xe tải đường dài, mai đây, mai đó suốt ngày. Công việc hầu như không cố định, thời gian dành chăm sóc gia đình rất ít, cộng thêm nhiều yếu tố khách quan, cạnh tranh ngày càng cao giữa các phương tiện vận tài đường dài nên thu nhập của ông cũng giảm và bị ảnh hưởng. Thấy cuộc sống ngày càng khó khăn, không thể bám trụ lâu dài với nghề, ông đã quyết định bán xe tải để đầu tư vốn vào trồng cây ăn quả như: Cam Canh, bưởi Diễn trên 4ha. Cuộc sống của ông cứ tưởng như êm ấm và suôn sẻ, tuy nhiên thị trường tiêu thụ cây ăn quả có múi lại bắt đầu bão hoà, tiền thanh toán chi phí chăm sóc và phân bón nhiều hơn tiền lời. Vì vậy, ông lại 1 lần nữa đưa ra quyết định tìm hướng đi mới và bứt phá hơn trên con đường phát triển kinh tế.

Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ dễ ợt - Ảnh 3.

Nhờ cách chăm sóc tốt nên đàn trâu gầy thuở nào đã được ông Chính mua về vỗ béo đã trở nên khoẻ mạnh và có thân hình vạm vỡ. Ảnh: Hà Hoàng.

"Lúc trồng cam và bưởi, tôi cứ nghĩ sẽ khấm khá hơn, ai dè cũng lỗ nặng. Trong cái khó lại ló cái khôn, tôi bắt đầu tính đến nuôi trâu vỗ béo để mong thoát khỏi cảnh túng thiếu. Mới đầu tôi vay tiền ngân hàng mua 10 con trâu gầy vễ vỗ béo, sau đó tiếp tục nuôi gối, cứ thế bán dần, không ngờ thu nhập lại tăng lên đột biến. Thấy lời lãi đã rõ mười mươi, tôi liền đầu tư vốn cơi nới chuồng trại lên 5.000 m2, rồi tiếp tục xuống chợ Ú (huyện Đô Lương, Nghệ An) mua những con trâu gầy về vỗ béo, để mong sao phát triển kinh tế và thoát cảnh nợ nần. Lúc nào trong chuồng trại của tôi cũng có 70 - 100 con trâu", ông Đặng Văn Chính tiểu khu 5 (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) cho biết.

Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ dễ ợt - Ảnh 4.

Ông Chính đang vệ sinh chuồng trại, để đàn trâu có môi trường phát triển khoẻ mạnh. Ảnh: Hà Hoàng.

Để tiện lợi và chủ động cho việc cung cấp lượng thức ăn đầy đủ cho đàn trâu, ông Chính đã trồng thêm cỏ voi trên 1,5ha, mua thêm rơm dạ, cây mía, bá bia của người dân tích vào kho. Ông Chính cho hay: "Mỗi 1 con trâu gầy nuôi theo kiểu vỗ béo phải tốn lượng thức ăn khoảng 20kg cỏ voi, 30kg mía, 10kg bã bia. Một ngày tôi cho ăn 2 bữa, chăm sóc 1 cách bài bản thì khoảng 4 - 5 tháng là có thể bán ra thị trường".

Theo kinh nghiệm của ông Đặng Văn Chính, muốn đàn trâu phát triển khoẻ mạnh và ít bị dịch bệnh, người nuôi phải chú trọng đến vệ sinh chuồng trại. Khi nhiệt độ lên cao khoảng 32 độ C phải tiến hành phun nước tắm cho trâu, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và tiêm phòng vacxin phòng chống dịch. Ngoài ra, người nuôi cần phải biết con trâu nào có hiện tượng bị nhiễm giun sán để có biện pháp tẩy giun sán kịp thời, trâu mới lớn nhanh và cho năng suất thịt cao. Trước khi bán ra ngoài thị trường từ 4 – 5 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn bổ sung thêm thức ăn tinh như: Bột ngô, cám gạo có pha thêm nước muối loãng…

Bí quyết nuôi trâu vỗ béo ở vùng Nông thôn Tây Bắc

Qua tìm hiểu của PV, được biết ông Chính nuôi trâu vỗ béo nhốt chuồng kiếm lời khoảng 2 năm nay, nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng dịch cho vật nuôi. Công việc hàng ngày của của ông ở trang trại mỗi ngày là cắt, thái cỏ cho trâu ăn. Khu vực chuồng trại được xây dựng kiên cố với hệ thống xử lý chất thải phù hợp, vệ sinh mỗi ngày 2 lần. Với kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo khoa học nên đàn trâu của ông Chính lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá, có con bán trên 62 triệu đồng. Trong một năm, ông Chính bán trâu thành nhiều đợt và mua trâu gầy yếu về nuôi vỗ béo bổ sung, ông nuôi theo kiểu gối nên lúc nào cũng có sản phẩm bán ra thị trường.

Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ dễ ợt - Ảnh 6.

Với số lượng đàn trâu đến 70 con, ông Chính đã mua máy thái cỏ để tiện lợi cho việc chăm bẵm. Ảnh: Hà Hoàng.

"Từ khi tôi chuyển sang nuôi trâu vỗ béo, lúc nào cũng có thương lái đến mua và đặt hàng. Sau khi trừ chi phí, mỗi 1 con trâu tôi lãi từ 11 – 14 triệu đồng, tuỳ theo chất lượng trâu to hay nhỏ. Thị trường tiêu thụ trâu chủ yếu là các huyện trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Tính tổng thu nhập bình quân 1 năm tôi thu về hơn 1,2 tỷ đồng, nhờ nuôi trâu mà tôi đã có 1 cơ ngơi dư giả và thoát khỏi cảnh túng thiếu bần hàn", ông Đặng Văn Chính, tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong chia sẻ.

Nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo hiện đang là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Lợi ích thứ hai từ việc nuôi trâu vỗ béo mang lại, đó là người dân có thể tận thu được nguồn phân trâu bón cho vườn cây ăn qủa, giảm chi phí mua phân bón tưới tiêu. Đây có thể nói là lợi ích kép trong việc nuôi trâu vỗ béo.

Nuôi trâu vỗ béo, nông dân đút túi hơn 1,2 tỷ dễ ợt - Ảnh 7.

Không chỉ vượt khó, làm kinh tế giỏi, ông Chính còn tạo công ăn việc làm cho 3 - 5 người công nhân, với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Ảnh: Hà Hoàng.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình cho biết: Hiện nay, mô hình nuôi trâu vỗ béo đang là hướng đi mới và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Để hỗ trợ và giúp đỡ các hội viên nông dân phát triển chăn nuôi, sản xuất, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền và mở lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con. Từ đó giúp người dân am hiểu kỹ thuật chăm sóc, nâng cao kiến thức ngăn ngừa và phóng chống dịch bệnh. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi. Tổ chức cho hội viên tham quan nhiều mô hình kinh tế hay, có giá trị kinh tế cao, từ đó khuyến khích hội viên áp dụng vào chăn nuôi sản xuất và làm giàu.


Hà Hoàng