dd/mm/yyyy

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Hội Nông dân huyện Mường La (Sơn La) tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống cho hội viên.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả


Nông dân đa dạng các mô hình kinh tế làm giàu

Phát huy tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân Mường La đã đồng hành cùng hội viên nông dân đẩy mạnh chuyển đổi phương thức sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ manh mún nhỏ lẻ sang tập trung, chuyên canh, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 2.

Gia đình anh Cà Thành Đạt, bản Giàn, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định từ phát triển cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Với hộ gia đình hội viên nông dân Cà Thành Đạt, bản Giàn, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được hỗ trợ của Hội Nông dân, gia đình anh đã chuyển đổi hơn 2 ha đất canh tác cây trồng gắn ngày sang trồng xoài. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, vườn xoài gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 30 tấn quả. Một phần bán cho thương lái đến tận vườn thu mua, một phần gia đình anh đã có đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Trừ tất cả chi phí, môi năm gia đình cũng lời hơn 100 triệu đồng, có tiền dư giả.

Cũng theo anh Cà Văn Đạt, thị trường ngày càng khắt khe, nếu mình không nâng chất lượng sản phẩm mình lên thì sẽ không cạnh tranh được. Vì yếu tố quan trọng nhất đối với người làm vườn là phải tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Ngay từ khi làm vườn, gia đình tôi đã xác định làm là phải nông nghiệp sạch. Để vườn xoài sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, gia đình anh tiến hành canh tác xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới xoài hữu cơ. Mọi quy trình chăm sóc xoài được thực hiện nghiêm ngặt, khắt khe từng bước từ trồng, chăm sóc, bón phân, cắt tỉa, dùng thuốc bảo vệ thực vật.

"Trước kia gia đình vất vả lắm, chỉ trồng cây sắn thôi, thế nhưng không ăn thua. Từ khi được xã, được bản vận động tuyên truyền, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Từ việc trồng cây ăn quả gia đình tôi có thu nhập ổn định hơn, không khó khăn như trước nữa", anh Đạt nói.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 3.

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, vườn cây ăn quả của gia đình anh Cà Thành Đạt cho năng xuất cao. Ảnh: Văn Ngọc

Không chỉ gia đình hội viên nông dân Cà Văn Đạt, trên địa bàn huyện Mường La đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao của hội viên nông dân. Đối với gia đình bà Lò Thị So, bản Pú Luông, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) từ quý hỗ trợ nông dân, gia đình bà đã đầu tư phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò.

Bà So chia sẻ: Trước đây, gia đình bà cũng như nhiều hộ gia đình người dân khác trong bản, thu nhập chủ yếu bằng nghề nông, phụ thuộc vào các loại cây trồng trên nương như: ngô, sắn, chuối… thu nhập của gia đình bà hạn hẹp. Hưởng ứng phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây con có giá trị kinh tế cao do địa phương phát động, gia đình bà đã mạnh dạn chuyển đội hơn 6000m2 đất ruộng kém hiệu quả sang trồng cỏ voi để phát triển chăn nuôi bò sinh sản. Môi lứa gia đình bà duy trì từ 12-18 con bò cái sinh sản.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 4.

Gia đình bà Lò Thị So, bản Pú Luông, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng cỏ, nuôi bò. Ảnh: Văn Ngọc

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình bà So đã chuyển đổi gần 6.000m2 đất ruộng không hiệu quả sang trồng cỏ voi và cây chuối. Đây cũng là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đàn bò. Ngoài việc dùng cỏ trồng làm nguồn thức ăn sẵn có cho bò, gia đình bà So còn cho đàn bò ăn các loại cám như: cám ngô, cám gạo…để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bò trong từng giai đoạn phát triển. Đối với bò con, gia đình bà cho cai sữa sớm, để tăng năng suất bò sinh sản trong năm. Thực hiện tốt việc tiêm phòng cho bò theo đúng hướng dẫn.

"Bình quân mỗi năm, đàn bó của gia đình tôi sẽ để được 12 con bê con, nuôi đực khoảng 8 tháng gia đình tôi sẽ xuất bán, với giá khoảng 12-15 triệu đồng/con. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình thu lợi nhuận khoảng 130 triệu đồng/năm từ chăn nuôi bò sinh sản", bà So nói.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 5.

Nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Mường La có thu nhập ổn định từ việc phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Văn Ngọc

Nhân rộng các mô hình kinh tế của hội viên nông dân

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác hội và phong trào nông dân, nhân rộng các mô hình kinh tế của  hội viên nông dân. Với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi được các cơ sở Hội luôn xác định là phong trào trọng tâm để vận động, hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đến nay phong trào thực sự trở thành nòng cốt của Hội tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, hàng năm có từ 45% số hộ hội viên nông dân đăng ký và có trên 15% số hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Kết quả số hộ viên đăng ký hộ SXKDG các cấp 6.230 hộ, kết quả rà soát đạt và đề nghị các cấp công nhận 950 hộ chiếm 18,16%. (Trong đó: Cấp xã, thị trấn đạt 794 hộ chiếm 15,18.%, cấp huyện đạt 150 hộ chiếm 2,86%, cấp tỉnh đạt 05 hộ chiếm 0,95.%, cấp Trung ương đạt 01 hộ chiếm 0.019%).

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 6.

Hội Nông dân huyện Mường La đẩy mạnh hướng dẫn hội viên Nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó Hội đã tổ chức vận động hội viên khá, giàu, giúp đỡ hội viên nghèo, hướng dẫn về kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ về vay vốn, cây, con giống, ngày công lao động. Kết quả vận động các hộ hội viên, hộ sản xuất kinh doanh giỏi giúp số tiền hàng chục triệu đồng với hình thức cho vay lãi suất thấp hoặc không lãi, 15.250 ngày công lao động, hàng chục nghìn cây, con giống để hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, hộ hội viên thiếu vốn, thiếu lao động phát triển sản xuất.

Nông dân Mường La nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả  - Ảnh 7.

Đên nay trên địa bàn huyện Mường La đã hình thành các mô hình chăn nuôi, phát triển cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Văn Ngọc

Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Mường La sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các cơ chế của tỉnh về phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp; tiếp tục xây dựng mô hình liên kết, tổ hợp tác, HTX với vai trò vận động, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp; nâng cao chất lượng HTX,THT, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đáp ứng tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Gắn xây dựng mô hình với công tác hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển mô hình kinh tế. Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng các hình thức kinh tế tập thể, kịp thời biểu dương khen thưởng, nhân rộng mô hình.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh