dd/mm/yyyy

Phiêng Khoài: Trồng mận hậu, lão nông biên giới đổi đời

Chịu khó học hỏi, cần cù lão nông vùng biên giới Yên Châu (Sơn La) có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm từ trồng cây mận hậu trên đất dốc.

Clip: Lão nông biên giới thu hàng trăm triệu một năm từ trồng cây mận hậu

Chọn cây mận hậu để phát triển kinh tế

Ngay từ sáng sớm, khi mắt trời chưa lên núi, anh Trần Văn Giáp, bản Thanh Liêm 1, xã Phiêng Khoài, (Yên Châu, Sơn La) đã có mắt ở vườn mận hậu của gia đình để kịp hái mận, đóng hàng cho các thương lại đưa xuống các tỉnh miền xuôi tiêu thụ.

Vưa nhanh tay hái những trái mận chín đỏ, quả nào quả đấy đều mọng nước, anh Trần Văn Giáp vui vẻ chia sẻ: Gia đình ông quê ở Hà Nam, lên vùng đất Phiêng Khoài này lập nghiệp từ những năm 90 của thập kỷ trước. Khi đó vùng đất biên giới Phiêng Khoài con nhiều khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống tự cung, tự cấp. Thu nhập chính của bà con nông dân phụ thuộc vào các loại cây trồng trên nương như cây ngô, cây sắn… có làm đến mấy cũng chỉ đủ ăn. Cư như vậy, cái đói, cái nghèo đeo bám theo người dân, gia đình anh cùng không ngoại lệ.

Phiêng Khoài: Trồng mận hậu, lão nông biên giới đổi đời - Ảnh 2.

Anh Trần Văn Giáp, bản Thanh Liêm 1, xã Phiêng Khoài, (Yên Châu, Sơn La) thu hái mận hậu của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất khô cằn, anh Giáp đã tìm tòi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trong huyện, cũng như các tỉnh lân cận. Năm 1999-2000 cùng với sự vận động của Đảng, Nhà nước về chủ chương chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, sang trồng cây, con cho hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy cây mận hậu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng vùng đất phiêng khoài. Với nguồn vốn của gia đình, cùng vời vay mượn từ họ hàng, gia đình anh đã mua cây giống mận hậu về trồng để phát triển kinh tế.

"Trồng cây ngô, cây sắn không được lời là bao, có làm cũng chỉ đủ ăn, gia đình tôi đã chuyển sang trồng cây mận hậu. Từ khi trồng mận hậu cho hiệu quả cao hơn, gia đình tôi có thu nhập ổn định, không phải lo bữa đói, bữa no", ông Giáp nói.

Phiêng Khoài: Trồng mận hậu, lão nông biên giới đổi đời - Ảnh 3.

Nhờ trồng mận hậu, gia đình anh Trần Văn Giáp, bản Thanh Liêm 1, xã Phiêng Khoài, (Yên Châu, Sơn La) có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Đên nay gia đình anh Giáp đã chuyển đổi hơn 3 ha rất trồng ngô của gia đình sang trồng cây mận hậu, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác, vườn mận hậu của gia đình anh Giáp sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng và năng xuất cao. Trung bình gia đình ông thu về khoảng 25-30 tấn quả mỗi năm. Trư tất cả chi phí đầu tư, gia đình anh Giáp thu lời hơn 200 triệu đồng/năm.

Chia sẻ về bí quyết trồng cây mận hậu cho hiệu quả kinh tế cao, anh Giáp cho biet: Mận hậu được trồng tại Phiêng Khoài phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, cây mận đã cho chất lượng rất tốt, mẫu mã bắt mắt, vị ngọt đậm được người tiêu dùng ưa thích. Bên cạnh đó, Để cây mận năng suất và chất lượng sản phẩm cao, người dân ở đây đã biết áp dụng  kỹ thuật trồng chiết, ghép, áp dụng quy trình chăm sóc mận theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ còn sử dụng hệ thống phun tưới ẩm vừa tiết kiệm được nguồn nước, tiết kiệm công lao động vừa cung cấp đủ nước cho cây mận trong quá trình ra hoa, đậu quả, nuôi dưỡng quả. Nhờ vậy, năng suất mận ở đây đạt rất cao, bình quân 18,7 tấn/ha, nhiều hộ đạt 23 tấn/ha.

Phiêng Khoài: Trồng mận hậu, lão nông biên giới đổi đời - Ảnh 4.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác, mận hậu Phiêng Khoài được đánh giá có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Cây mận hậu giúp nông dân có thu nhập ổn định

Được trồng từ những năm 1990, đến nay, xã Phiêng Khoài có diện tích cây mận hậu lớn nhất huyện Yên Châu. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, cây mận cho quả chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưa thích.

Cây mận hậu đã trở thành cây trồng chính của địa phương, giúp người dân trên địa bàn có thu nhập ổn định, góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo. Hiện nay, cả xã Phiêng Khoài có hơn 400 hộ trồng mận hậu với gần 2.000ha. Thời điểm chính vụ, mỗi ngày, Phiêng Khoài tiêu thụ khoảng 200 tấn mận hậu. Năm nay, giá mận hậu ổn định, mận loại 1 giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, loại 2 có giá 15.000 - 25.000 đồng/kg, còn loại 3 từ 7.000 - 15.000 đồng/kg

Phiêng Khoài: Trồng mận hậu, lão nông biên giới đổi đời - Ảnh 5.

Cây mận hậu đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Để các hộ dân phát triển bền vững, xã Phiêng Khoài còn tạo điều kiện thuận lợi giúp các hộ dân liên kết thành lập các HTX. Hiện, xã có 9 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, là đầu mối cung ứng vật tư nông nghiệp, hỗ trợ thành viên quy trình sản xuất hiệu quả và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, nhân dân trên địa bàn. Trải qua hàng chục năm, cây mận hậu đã gắn bó với người dân Phiêng Khoài, trở thành loại cây trồng chủ lực, đặc trưng của xã, mang lại thu nhập cao cho bà con.

Văn Ngọc