Từ những năm 1945, là nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất nhì Nam kỳ lục tỉnh. Theo truyền thống gia đình, bà Huỳnh Kim Chi - Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh Bột quốc tế Intermix TP.HCM hiện nay lại đưa loại bột làm bánh truyền thống của Việt Nam đến với năm châu.
300 loại bột bánh vươn ra thế giới
Bà có thể lược kể về hành trình thú vị này?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Công việc chúng tôi đang làm thực ra là theo dòng chảy của cuộc sống. Xưa cũng vậy, nay cũng như vậy thôi.
Chúng ta không sản xuất được lúa mì, nên tất nhiên chúng ta phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước. Như tên gọi, Công ty TNHH Bột mì Đại Phong của chúng tôi chủ yếu sản xuất dòng sản phẩm chính là bột mì và các chế phẩm phục vụ chăn nuôi.
Theo nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại, từ năm 2002, chúng tôi đã liên doanh với đối tác uy tín của Nhật Bản để cho ra đời dòng bột trộn sẵn đầu tiên tại Việt Nam.
Các sản phẩm chủ yếu là bánh truyền thống như bánh xèo, bánh cuốn, bánh giò, bánh canh, bánh bông lan... cho đến hiện nay là trên 300 loại sản phẩm.
Lý do nào, bà chọn đối tác Nhật Bản trong sản xuất bột bánh truyền thống Việt?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Có nhiều lý do cho việc lựa chọn nhưng chủ yếu chúng tôi chọn hai đối tác Nhật là là Itochu – Tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm, đã có mặt tại 152 nước trên thế giới và Tập đoàn Showa Sangyo, tập đoàn hàng đầu về thực phẩm của Nhật.
Ai cũng biết Nhật là đất nước của công nghệ hiện đại, ngoài ra, Nhật cũng luôn gìn giữ những giá trị truyền thống. Đây vốn là văn hóa sâu rễ bền gốc, cũng là điểm chung của cả hai dân tộc Việt - Nhật.
Qua thực tế, việc liên doanh đã giúp chúng tôi áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, quản trị doanh nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tạo nên những đột phá cho các loại bột bánh truyền thống và bột tẩm ướp các loại thủy hải sản xuất khẩu.
Bà Huỳnh Kim Chi
Trên từng sản phẩm bột bánh Việt Nam có thể nhận ra sự tương đồng về màu sắc, sự tinh tế khi chế biến của Nhật Bản hoặc là sự kết hợp để tạo ra những sản phẩm ngon, tiện dụng.
Qua thực tế, việc liên doanh đã giúp chúng tôi áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, quản trị doanh nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tạo nên những đột phá cho các loại bột bánh truyền thống và bột tẩm ướp các loại thủy hải sản xuất khẩu.
Làm bánh bây giờ không phức tạp như nhiều người nghĩ
Cảm giác của bà khi lan tỏa sản phẩm của mình đến với nhiều người tiêu dùng, thị trường trên thế giới?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Bây giờ thì người Việt Nam (hoặc là người ngước ngoài yêu món ăn Việt) ở bất cứ nơi đâu, trên những căn bếp của những tòa cao ốc hiện đại hay những khi đi dã ngoại lên rừng, xuống biển... vẫn có thể tự làm và tận hưởng những loại bánh dân dã, đậm hương quê nhà như bánh bò, bánh cuốn, bánh canh, bánh xèo, bánh giò, thậm chí là bột lọc, nước cốt dừa hay chuối chiên, chuối hấp. Có đến hàng trăm loại bột bánh được sản xuất phục vụ nhu cầu cho mọi người, mọi nhà.
Tiện dụng, dễ làm và ai cũng thể làm là tiêu chí trong nghiên cứu sản phẩm của chúng tôi. Chính điều này đã giúp chúng tôi giữ hồn dân tộc qua văn hóa ẩm thực. Giữ những giá trị truyền thống trong xã hội hiện đại. Giữ bếp lửa hạnh phúc cho mái ấm gia đình.
Lý do chúng tôi đặt tên Hương Xưa cho dòng bột bánh này - Chúng tôi muốn biến những hoài niệm thành hiện thực, biến sản vật quê nhà hiện diện cùng hành trình của người Việt muôn nơi.
Bà Huỳnh Kim Chi
Làm được tất cả những điều này chúng tôi rất vui và tự hào. Một hành trình với biết bao khó nhọc để cùng người tiêu dùng tạo nên những giá trị mới. Chúng tôi cũng thay đổi thói quen của người tiêu dùng với sản phẩm bột trong việc chế biến món ăn, tẩm ướp hải sản.
Đây cũng là lý do chúng tôi đặt tên Hương Xưa cho dòng bột bánh này. Chúng tôi muốn biến những hoài niệm thành hiện thực, biến sản vật quê nhà hiện diện cùng hành trình của người Việt muôn nơi.
Để chinh phục người Việt xa quê với sản phẩm Hương Quê có "chông gai" lắm không, thưa bà?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Như tôi đã nói, trong sản xuất chúng tôi đưa ra tiêu chí tiện dụng, dễ làm và ai cũng có thể làm. Thế nhưng trong tiềm thức của người Việt khi nói đến làm bánh truyền thống kiểu như bánh giò, bánh cuốn, bánh xèo...là nghĩ đến "ngàn lẻ" những sự phức tạp kiểu tốn thời gian, thiếu dụng cụ. Điều đó án ngữ trong suy nghĩ nhiều người tiêu dùng nói chung.
Vì vậy chúng tôi chọn cách chinh phục người tiêu dùng, ghi dấu ấn thương hiệu bằng việc biểu diễn, hướng dẫn làm bánh, trải nghiệm và... ăn thử.
Có thấy nói mới tin, có làm mới thấy dễ, có thử mới thấy ngon... Chúng tôi đã “hành quân” khắp nơi.
Hai nhà máy bột trộn sẵn và bột gạo lớn nhất Việt Nam
Kỷ niệm nào với bà là đáng nhớ nhất khi "hành quân" đột phá vào thị trường như vậy?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Kể về việc làm bánh trên đất Mỹ, tôi đếm nhẩm cũng có đến 10 cái Tết chúng tôi phải xa nhà.
Với người Việt xa xứ, hình như họ luôn cố gắng giữ nếp nhà qua cái Tết Cổ truyền Việt Nam. Thế là nhân cớ sự này chúng tôi đi khắp các bang của Mỹ biểu diễn làm bánh. Theo những sự kiện kiểu như hội chợ, những người Việt tụ lại là chúng tôi làm các loại bánh để dùng thử.
Chúng tôi chọn cách chinh phục người tiêu dùng, ghi dấu ấn thương hiệu bằng việc biểu diễn, hướng dẫn làm bánh, trải nghiệm và... ăn thử.
Bà Huỳnh Kim Chi
Rất may bột bánh của chúng tôi luôn làm vừa lòng thực khách. Chúng tôi cũng rất hạnh phúc khi chứng kiến niềm vui, sự thú vị, bất ngờ và cả những giọt nước mắt khi Tết nơi viễn xứ được thưởng thức món ăn đậm hương vị quê nhà. Hữu xa tự nhiên hương, thương hiệu chúng tôi cứ như thế mà lan tỏa.
Bà có kế hoạch gì trong tương lai?
- Bà Huỳnh Kim Chi: Đến nay, chúng tôi đã có 3 nhà máy, 2 nhà máy tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ và 1 nhà máy tại Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. HCM. Chúng tôi không ngừng tìm tòi, sáng tạo, không ngừng cải tiến đưa ra những công thức chế biến sản phẩm từ bột ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Cũng do nghiên cứu từ thực tiễn, ngoài việc phát triển dòng bột mì công nghiệp phục vụ cho chế biến thực phẩm, làm nguyên liệu trong sản xuất mì ăn liền, dược liệu, thức ăn chăn nuôi... Chúng tôi tiếp tục đầu tư cho dòng bột trộn sẵn và đặc biệt là bột gạo.
Chọn Hậu Giang, trung tâm châu thổ của sông Mê Kông, trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ để đầu tư 2 nhà máy bột trộn sẵn và bột gạo lớn nhất Việt Nam, chúng tôi đặt ta rất nhiều kỳ vọng cho việc phát triển vùng tài nguyên lúa gạo tại Hậu Giang và các tỉnh lân cận, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Chúng tôi cũng coi đây là bước ngoặt mới mở ra những hứa hẹn tốt đẹp cho doanh nghiệp truyền thống - "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" như cha ông ta từng đúc rút.
"Chọn Hậu Giang, trung tâm châu thổ của sông Mekong, trung tâm lúa gạo của Tây Nam Bộ để đầu tư 2 nhà máy bột trộn sẵn và bột gạo lớn nhất Việt Nam, chúng tôi đặt ta rất nhiều kỳ vọng cho việc phát triển vùng tài nguyên lúa gạo tại Hậu Giang và các tỉnh lân cận, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu" - bà Huỳnh Kim Chi.