dd/mm/yyyy

Người dân bản Cà Đạc (Sơn La) mong muốn sớm có phương án di dời ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Các hộ dân tại bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang hoang mang và mong muốn sớm có phương án di dời ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở để ổn định đời sống, yên tâm lao động sản xuất.
Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 1.

Khoảng 1 tuần nay, nước lũ chảy xiết từ dòng suối Pa của bản Nà, xuống bản Cà Đạc (xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) khiến đồi đất ở 2 bên suối sạt lở, nguy cơ ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân đang sinh sống tại hạ lưu con suối. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 2.

Ông Mùi Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã đã kịp thời đến nắm tình hình, huy động lực lượng “4 tại chỗ” tiến hành triển khai các phương án di dời các hộ dân của bản ra khỏi vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 3.

Anh Mùi Văn Huy, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Ngay khi nắm tình hình nước lũ chảy xiết gây sạt lở đất đá 2 bên suối, ngày 6/10, Ban Quản lý bản đã thông báo và di chuyển 32 hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến nhà văn hóa và đến nhà các hộ dân nơi an toàn để ở. Đồng thời, báo cáo UBND xã và lãnh đạo huyện, xuống nắm kiểm tra tình hình để có phương án đảm bảo an toàn cho người dân trong bản. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 4.

Tuy nhiên, việc di dời như hiện nay vẫn chỉ là giải pháp tạm thời. Nước lũ có nguy cơ ập đến bất cứ lúc nào vẫn luôn là nỗi lo thường trực với người dân nơi đây, bởi vùng đất này không chỉ gắn bó với họ lâu đời mà ở đó còn có nhà cửa và tài sản bấy lâu nay bà con gây dựng. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 5.

Ông Mùi Văn Kinh, người có uy tín của bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Gia đình tôi và nhiều hộ dân trong bản đã sinh ra, lớn lên ở đây. Từ rất lâu, dân bản chúng tôi qua nhiều đời, nhiều thế hệ đã cùng nhau góp công sức để xây dựng bản trở thành bản khu dân cư văn hóa kiểu mẫu như hôm nay. Nhưng, hiện nay do ảnh hưởng của thiên tai, khiến người dân trong bản chúng tôi rất hoang mang, lo lắng và mong muốn cấp ủy chính quyền địa phương sớm có giải pháp hỗ trợ các hộ dân trong bản di chuyển đến nơi an toàn để yên tâm ổn định đời sống, lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 6.

Tại Điểm trường Mầm non bản Cà Đạc, xã Tân Hợp cũng nằm gần khu vực hạ lưu suối Pa, vì thế cô và trò đã được bố trí di chuyển lên học tạm tại nhà văn hóa của bản để đảm bảo an toàn. Lớp học tạm dù thiếu thốn, nhưng cô giáo và 13 em học sinh điểm trường vẫn nỗ lực, cố gắng vượt khó để duy trì việc dạy học. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 7.

Cô giáo Mùi Thị Chanh, Điểm trường Mầm non bản Cà Đạc, xã Tân Hợp, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Khoảng 1 tuần nay nước suối chảy xiết có nguy cơ sạt lở khu vực phòng lớp học, với sự hỗ trợ của nhân dân trong bản đã giúp chúng tôi di chuyển đồ đạc, trang thiết bị học tập lên nhà văn hóa bản. Hi vọng các cấp chính quyền có phương án an toàn để duy trì việc học tập và cho các em học sinh. Ảnh: Anh Đức

Sớm có phương án di dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở Mộc Châu. - Ảnh 8.

UBND huyện Mộc Châu (Sơn La) cũng đã thành lập đoàn kiểm tra nắm tình hình thực tế, chỉ đạo chính quyền 2 xã Tân Lập và Tân Hợp cùng các lực lượng thường trực theo dõi diễn biến sạt lở; đồng thời khẩn trương rà soát để sớm có phương án bố trí, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân. Ảnh: Anh Đức



VănNgọc - Anh Đức