Giá tiêu hôm nay ở trong nước (19/8)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 139.000 – 141.000 đồng/kg. Giá tiêu tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg ở tất cả các tỉnh trọng điểm trồng tiêu.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 141.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 139.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 139.000 - 140.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 139.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (19/8)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.472 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.175 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.798 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay không đổi. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 5.800 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.200 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.500 USD/tấn.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao, trong khi nguồn cung hạn chế.
Nhu cầu hạt tiêu thế giới ngày càng tăng và khu vực EU vẫn là thị trường tiêu thụ lớn đối với hạt tiêu Việt Nam. Ngoài ra, năng lực chế biến hạt tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, có thể đạt 140.000 tấn/năm là cơ hội giúp ngành hạt tiêu Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
VPSA định hướng ưu tiên giữ ổn định diện tích hạt tiêu, tập trung các giải pháp cải thiện chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Theo đó, cần khuyến cáo và hướng dẫn nông dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về dư lượng hóa chất, thực hiện quy trình canh tác, phòng trừ dịch hại, chế biến bảo quản phù hợp với điều kiện khí hậu của các vùng miền.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc, đứng sau Indonesia, trong nửa đầu năm 2024 với 1.515 tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, thị phần của Việt Nam tại Trung Quốc chiếm 32,7%, giảm so với mức 36,5% của cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc hạn chế mua tiêu từ Việt Nam nhưng cũng chỉ mới nhập một lượng nhỏ gần 1.000 tấn từ Indonesia.
Theo VPSA, hiện Brazil đã có 3 nhà máy hạt tiêu tiệt trùng, đang xây thêm 2 nhà máy nữa và sẽ hoàn thành trong năm 2025. Trong tương lai hạt tiêu Brazil sẽ cạnh tranh tốt hơn với Việt Nam, do đó nguồn cung nhập khẩu về sẽ ít hơn nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nguồn nguyên liệu.