Giá tiêu hôm nay ở trong nước (4/9)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trong nước tăng ngày thứ 5 liên tiếp. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trung bình trên thị trường nội địa dao động quanh ngưỡng 152.000-153.000 đồng/kg.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 153.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 153.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 152.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 152.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 153.000 đồng/kg và 152.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay tăng mạnh tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 152.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (4/9)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia giảm so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil ổn định, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.488 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.000 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.817 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.100 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.500 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 8.059 tấn tiêu từ Việt Nam, giảm mạnh so với mức nhập khẩu thông thường hàng năm từ 50.000 - 57.000 tấn, ngoại trừ những năm bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, vào tuần trước, nhu cầu từ Trung Quốc đã quay trở lại với các đơn đặt hàng với số lượng lớn từ 3.000 - 4.000 tấn.
Có vẻ như tồn kho của Trung Quốc đã giảm đáng kể sau một thời gian dài giảm mua, dẫn đến phải mua số lượng lớn để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nguyên liệu khi sản lượng tiêu toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong vài năm tới.
Thị trường hồ tiêu nội địa Trung Quốc cũng ghi nhận mức giá tăng nhanh, tăng từ 47 NDT/kg lên 51 NDT/kg chỉ trong vòng hai ngày, tương ứng với mức tăng 8,5% trong thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, nhu cầu từ thị trường Trung Đông sau khi bán hết lượng hàng tồn kho giá rẻ nhập khẩu vào đầu năm nay cũng rất lớn, khiến thị trường hồ tiêu trở nên sôi động hơn.
Lượng hàng tồn kho của Việt Nam ước chừng còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn tiêu, nên họ cũng không vội mua thêm hàng và tiếp tục chờ đợi.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 19.857 tấn hạt tiêu các loại, với kim ngạch đạt 80,3 triệu USD. Thống kê bộ sơ bộ của VPSA cho thấy, lượng hàng nhập về chủ yếu là tiêu đen đạt 17.443 tấn, tiêu trắng là 2.414 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hạt tiêu trong 7 tháng đầu năm gồm: Olam Việt Nam (7.317 tấn), Trân Châu (2.087 tấn) và KSS Việt Nam (1.025 tấn).
Việt Nam nhập khẩu tiêu chủ yếu từ Brazil (7.322 tấn), Campuchia (6.485 tấn) và Indonesia (4.211 tấn). So với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu từ Brazil giảm 32,3%, trong khi từ Campuchia và Indonesia tăng mạnh tương ứng 121,5% và 103%.