Giá tiêu hôm nay ở trong nước (31/8)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trong nước lại tăng lên từ 500-1.000 đồng/kg. Qua đó, mặt bằng giá tiêu trung bình trên thị trường nội địa vẫn dao động quanh ngưỡng 144.000-146.000 đồng/kg.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 146.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 145.500 - 146.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 144.000 đồng/kg. Đồng Nai là 144.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.500 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay đà giảm tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 144.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (31/8)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia tăng so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.529 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.450 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.865 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.100 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.500 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.
Theo nhiều chuyên gia, mức tăng giá hồ tiêu tại thị trường nội địa vẫn không như kỳ vọng do nhu cầu thấp từ thị trường Trung Quốc. Giá tiêu tăng mạnh nhưng người bán lại không vội vàng. Nhiều người trồng vẫn chưa bán ra mà lựa chọn chờ cho giá tăng thêm nữa.
Lượng hàng tồn kho của Việt Nam ước chừng còn khoảng 30%, tương đương 50.000 - 55.000 tấn. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn tiêu. Điều này đồng nghĩa rằng họ cũng không vội mua thêm hàng và đang đợi.
Theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hạt tiêu Chư Sê (Gia Lai), vẫn có người trồng lại hạt tiêu, nhưng tỷ lệ người trồng hạt tiêu lại là rất ít, không đáng để đưa vào con số thống kê.
Con số tiêu chết tự nhiên của các vườn tiêu hàng năm hiện rơi vào khoảng 5 - 7%. Diện tích hiện nay trồng mới lại thấp hơn con số này.
Nhận định về thị trường từ nay đến cuối năm, ông Bính dự báo chu kỳ tăng giá sẽ tiếp tục kéo dài. Bởi nếu vụ mùa hạt tiêu tới, dù có được mùa hơn một chút so với vụ mùa vừa qua, thì cũng không thể bù lại được diện tích hạt tiêu đã mất đi trong thời gian vừa qua và hiện nay vẫn đang tiếp tục mất.
Tính đến nửa đầu tháng 8/2024, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt khoảng 175.000 tấn, chính thức vượt qua mốc sản lượng 170.000 của vụ thu hoạch năm nay. Nếu hết hàng dự trữ thì lượng hạt tiêu sẽ thiếu trầm trọng, đồng nghĩa nguồn cung tới đây thiếu là điều gần như chắc chắn.
Về giá tiêu tuần tới, chuyên gia kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp tục. Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, lực mua dồn đã giúp giá tiêu khôi phục lại như thời điểm đầu tháng 8/2024.
Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam đã nhập khẩu 1.855 tấn hồ tiêu trong tháng 7, trong đó tiêu đen đạt 1.086 tấn, tiêu trắng đạt 769 tấn, giảm 4,9% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, Việt Nam đã nhập khẩu tổng công 19.857 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 80,3 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 lượng nhập khẩu tăng 14,9%.
Lượng hàng nhập về chủ yếu là tiêu đen đạt 17.443 tấn, tiêu trắng là 2.414 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hồ tiêu trong 7 tháng đầu năm gồm Olam Việt Nam, Trân Châu và KSS Việt Nam, đạt 7.317 tấn, 2.087 tấn và 1.025 tấn.