Giá tiêu hôm nay ở trong nước (3/6)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá tiêu hôm nay 3/06/2024 trung bình ở mức 142.400 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg ở Đắk Lắk so với hôm trước.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 144.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 144.000 đồng/kg và 141.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 142.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg và 141.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay biến động giảm ở Đắk Lắk tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 141.000 đồng/kg.
Giá tiêu trực tuyến hôm nay (3/6)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia tăng mạnh so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil giữ ổn định, trong khi đó, tiêu Malaysia tiếp tục chững giá. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay cũng đi ngang.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 5.633 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 5.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 7.422 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.
Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay đi ngang. Trong đó, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hôm nay được giao dịch ở mức 5.400 USD/tấn; với loại 550 g/l giao dịch ở mức 5.900 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 8.000 USD/tấn.
Theo các chuyên gia ngành hàng, thị trường tiêu đã bước vào chu kỳ tăng giá mới với khoảng thời gian kéo dài từ 8 - 10 năm.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nhìn lại lịch sử các chu kỳ giá trước đây, giá tiêu trong chu kỳ lần này có thể sẽ vượt đỉnh ở chu kỳ giá trước - mức 250.000 đồng/kg vào năm 2015, và có khả năng sẽ đạt tới 350.000 - 400.000 đồng/kg ở đỉnh chu kỳ. Đây là những mức giá cao chưa từng có trong lịch sử.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, cũng giống như giá cà phê, giới đầu cơ trong nước cũng tập trung mua nhiều hồ tiêu, giá nào cũng mua, giữ hàng chờ tăng giá cao hơn nữa để bán kiếm lời. Do đó, các đợt tăng giá “sốc” có thể là nhằm để giới đầu cơ “xả hàng”. Do đó người dân nên cẩn trọng trong các giao dịch, tránh mua bán theo tin đồn.
Trong bối cảnh nguồn cung tiêu trên toàn cầu thiếu hụt nhưng nhu cầu đang tăng trở lại, hoạt động xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ là nhân tố chính chi phối giá tiêu thế giới.
Đại diện một số doanh nghiệp và chuyên gia ngành hàng nhận định, các khách hàng trên thế giới sẽ tập trung vào nguồn cung sẵn có với giá rẻ nhất hiện nay là Việt Nam trong giai đoạn tháng 6 - tháng 8. Dữ liệu cho thấy, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang các thị trường Pakistan, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ đều tăng trưởng ở mức hai con số trong thời gian qua.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 5, giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.308 USD/tấn, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước. Hạt tiêu cùng với gạo và cà phê là những mặt hàng có giá xuất khẩu tăng cao nhất.