Đây là giải pháp phát triển kinh tế của một huyện nghèo ở Sơn La
08/04/2025 22:42 GMT +7
Là huyện nghèo của tỉnh Sơn La, Thuận Châu đã đề ra những định hướng trong phát triển kinh tế cụ thể, trong đó chú trọng đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Cách nông dân Sơn La chăm sóc cây nhãn để đạt năng xuất cao nhất
- Phong trào "Dân vận khéo" ở Hội Nông dân Sơn La
- Đây là giống cây đặc sản mới nhất ở Sơn La, quả ngon ánh vàng
Hình thành một số vùng kinh tế cơ bản
Thuận Châu (Sơn La) là một huyện miền núi, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình chia cắt lớn với 27 xã và 01 thị trấn; dân số hơn 186 nghìn người, chủ yếu gồm các dân tộc Thái, Mông, Kinh, La Ha, Khơ Mú…; trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, phương thức sản xuất có nơi còn lạc hậu. Là huyện nghèo của tỉnh, nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp, huyện chia thành các vùng có điều tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau.

Trước những khó khăn trên, địa phương này đã có nhưng định hướng cụ thể để phát triển kinh tế, trong đó trọng tâm là phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thông tin: Thuận Châu có lợi thế về nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn quả, cây lương thực (ngô, sắn…), cây công nghiệp (chè, cà phê, dược liệu) và chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thuỷ sản…). Hướng phát triển của huyện sẽ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường; đồng thời phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đây là xu hướng của nhiều địa phương, trong đó có Thuận Châu, nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho các sản phẩm đặc trưng của từng xã trong huyện.
Huyện Thuận Châu đã hình thành các vùng chuyên canh như chè tại các xã Chiềng Pha, Phổng Lái, Mường É, Phổng Lập; cà phê ở Nậm Lầu, Bản Lầm, Chiềng Bôm, Phổng Lái, Chiềng Pha; xoài tại Mường Khiêng, Bó Mười, Liệp Tè; chăn nuôi gia súc, trồng cây dược liệu, sơn tra ở các xã vùng cao; huyện đang tập trung phát triển việc nuôi bò theo các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, địa phương đã hình thành một số vùng kinh tế cơ bản của huyện gồm: Các xã vùng cao, vùng này chủ yếu là đồi núi dốc, địa hình chia cắt mạnh, khí hậu lạnh, diện từng rừng lớn, nhiều núi đá, nguồn nước ít, tầng đất mỏng. Định hướng của huyện là phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, dê, lợn…), gia cầm (gà đen địa phương…).
Trồng một số cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng như: Cây đào Mèo, Sâm Lai Châu, sâm đất, cây dong riềng, dâu tây, táo sơn tra, cây dược liệu dưới tán rừng … Duy trì diện tích rừng hiện có và trồng mới những nơi đất đồi, núi trống, đã được quy hoạch là đất rừng.

Vùng lòng hồ Sông Đà (xã Liệp Tè, Chiềng Ngàm), vùng này chủ yếu là đồi núi dốc, địa hình chia cắt mạnh, khí hậu nóng. Định hướng của huyện là tận dụng mặt nước lòng hồ Thuỷ điện Sơn La để nuôi thuỷ sản, trồng rau thuỷ canh trên mặt hồ; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và trồng một số loại cây phù hợp.
Vùng dọc đường quốc lộ 6, hiện nay đang phát triển chủ lực là cây cà phê, khuyến khích người dân trồng xen cây chuối tây vào các nương cà phê nhằm đạt được đa mục tiêu, tạo ra vùng nguyên liệu chuối trên địa bàn huyện. Do đặc điểm của cây cà phê là không chịu được sương muối, không ưa sáng hoàn toàn mà cần có 15% cây che tán.
Như vậy khi đưa cây chuối vào trồng xen sẽ có tác dụng che tán, bảo vệ cây cà phê khi vào mùa sương muối, giữ ẩm cho đất khi vào mùa khô hạn, giảm cường độ ánh sáng trực tiếp, tạo thu nhập tăng thêm trên một diện tích vì cây chuối ở tầng trên. Tiếp tục duy trì và phát triển diện tích chè chất lượng cao tại khu vực xã Phổng Lái, Chiềng Pha, Mường É, Phổng Lập; kết hợp trồng xen canh cây mắc ca.

Phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh
Cũng theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, bên cạnh việc hình thành một số vùng kinh tế cơ bản, các khu vực còn lại được huyện tiếp tục phát triển diện tích trồng cây xoài hoặc tìm các loại cây trồng tương tự phù hợp với đất đai, khí hậu tiểu vùng... nhưng có giá trị kinh tế cao hơn để xem xét, xây dựng mô hình trồng thí điểm.
Phát triển diện tích trồng chuối, xây dựng mô hình trồng chuối xen canh (trồng xen cây cà phê, cây gừng, ớt, bí đao, bí ngô, đu đủ...). Hợp tác, mở rộng diện tích trồng cây na, thanh long, bí đao, gừng và nuôi dê, lươn không bùn …

Đối với các diện tích khác, huyện đang vận động, khuyến khích các hộ gia đình trồng cây đa tác dụng, vừa bảo vệ chống xói mòn, vừa có thu nhập cao. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ sở, ưu tiên phát triển kinh tế, xác định các loại cây trồng vật nuôi chủ lực trên từng địa bàn, từng bản, từng nhóm hộ gia đình (trước hết là mô hình kinh tế hộ, sau đó nhân rộng thành vùng nguyên liệu).
Mạnh dạn đưa các giống cây, con mới vào trồng thử nghiệm, quan tâm học hỏi từ các huyện trong địa bàn tỉnh. Khuyến khích các hộ không có tư liệu sản xuất về đất đai thì xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm việc làm ở trong và ngoài tỉnh, các hộ có tư liệu về đất đai thì xây dựng các mô hình sản xuất tại địa phương để tạo thu nhập một cách bền vững.

Được Hội Nông dân huyện Thuận Châu giới thiệu, chúng tôi tìm đến thăm mô hình trồng chè của gia đình ông Lò Văn Dủng, bản Cả Vai, xã Mường É, huyện Thuận Châu (Sơn La). Vườn chè gia đình ông Dủng nằm trải dài trên sườn đồi, xanh tốt. Đây là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế ở vùng đất nay.
Dẫn chúng tôi thăm vườn chè, ông Dủng chia sẻ: Trước đây vùng đất trồng chè hơn 2 ha này của gia đình tôi chỉ trồng ngô, trồng sắn, thu nhập không được là bao. Từ khi huyện có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc; được cấp ủy chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp vận đồng tuyên truyền nâng cao thu nhập, góp phần cùng bản, cùng xã hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, gia đình tôi đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng chè.
“Mình trồng chè này rất nhiều lợi thế, thu nhập cao hơn so với trồng các loại cây trồng ngắn ngày trên nương. Hai nữa là sản phẩm mình làm ra đều được các HTX trên địa bàn thu mua, gia đình mình không phải lo đầu ra. Gia đình mình chỉ lo sản xuất ra chè sạch thôi. Từ trồng chè, mỗi năm gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng, có của ăn của để”, ông Dủng nói.

Thuận Châu tiếp tục chú trọng phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) nhằm nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân. Huyện cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể thông qua việc hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.
Đến nay, toàn huyện có 58 hợp tác xã với hơn 1.000 thành viên, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hợp tác xã từng bước góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Với những cách làm cụ thể trong phát triển nông nghiệp đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tags:
Thuận Châu thành lập các tổ chức chính trị - xã hội xã Phổng Ly
Hội Nông dân huyện Thuận Châu vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Đoàn Thanh niên cộng sản(TNCS) Hồ Chí Minh huyện và Đảng ủy xã Phổng Ly tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội xã Phổng Ly.
Nông dân Thuận Châu nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất vụ Xuân 2025
Nạo vét kênh mương, vệ sinh đồng ruộng là việc làm thường xuyên của nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trước các vụ mùa hằng năm.
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Thuận Châu (Sơn La)
Chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thôn 3 (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Đến nay, diện mạo nông thôn của thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao.
Thu nhập là “đòn bẩy” tạo động lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở Thuận Châu
Xác định tiêu chí thu nhập đóng vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, huyện thuận Châu (Sơn La) đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.