dd/mm/yyyy

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh

Nếu như trước đây, vỏ hàu chỉ đơn thuần được trưng dụng như một phần nhỏ để làm giá thể nuôi con giống thì giờ đây vỏ hàu được tái sinh theo một vòng đời hoàn toàn mới với quy trình hiện đại để biến thành thức ăn chăn nuôi.
Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 1.

Sau nhiều năm nuôi trồng, chế biến con hàu, một trong những trăn trở của các HTX là giải quyết những hệ lụy môi trường mà con hàu gây ra, trong đó có vỏ hàu, sản phẩm thải sau bóc tách lấy ruột. Để giải quyết vấn đề này, ông Đặng Trung Hội - Giám đốc HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh đã lên ý tưởng và thực hiện lắp đặt dây chuyền nghiền vỏ hàu thành tinh bột phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 2.

Với dây chuyền chế biến này, HTX của ông Hội đã giảm được chi phí thu gom, vận chuyển, tiêu hủy vỏ hàu và góp phần bảo bệ môi trường.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 3.

"Xuất phát từ lượng vỏ hàu sau sơ chế ở Vân Đồn tồn đọng quá lớn và gây ô nhiễm nhiễm rất nặng nề, nên chúng tôi đã có ý tưởng để xử ngay vấn đề này. Từ ý tưởng cho đến thực hiện phải mất 5 năm, còn để xây dựng nên dây truyền sản xuất thì chúng tôi mất khoảng 1 năm", ông Đặng Trung Hội - Giám đốc HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh cho biết.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 4.

Sau khi được thu gom, vỏ hàu sẽ được trải qua quá trình nghiền và sấy ở nhiệt độ cao cho đến khi thành phẩm. Trung bình mỗi ngày cơ sở có thể sản xuất ra 8 – 10 tấn bột, giải quyết trên 40 tấn vỏ hàu sau sơ chế của các xưởng hàu xung quanh.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 5.

Theo ông Hội, quan trọng nhất trong việc làm ra bột vỏ hàu là công đoạn sấy chín vỏ hàu ở nhiệt độ trên 400 độ C. Khi ở nhiệt độ này, vỏ hàu sẽ hoàn toàn không còn vi khuẩn, sau đó được chuyển đến khâu nghiền và đóng gói thành phẩm.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 6.

Do đang trong quá trình hiệu chỉnh nên Nhà máy sản xuất bột từ phế thải của con hàu sau khi bóc tách hiện có thể sản xuất từ 8-10 tấn bột/ngày. Dự kiến sau khi điều chỉnh xong, Nhà máy sẽ có khả năng sản xuất từ 18-20 tấn bột/ngày, tương đương khoảng 60 tấn vỏ, đáp ứng 30% số lượng vỏ hàu bị thải ra tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 7.

Ông Hội còn cho biết thêm: đây là dây chuyền nghiền và xử lý vỏ hàu đầu tiên tại Việt Nam.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 8.

Nói về độ dinh dưỡng của vỏ hàu, ông Hội cho biết, bột vỏ hàu thành phần chính là canxi hữu cơ nên rất tốt cho chăn nuôi, gia súc, gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 9.

“Bột vỏ hàu chiếm hơn 50% đó là canxi hữu cơ, rất tốt cho chăn nuôi, gia súc gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản, hơn nữa trong trồng trọt mang lại hiệu quả rất cao", Giám đốc HTX phát triển hàu sữa Quảng Ninh cho hay.

Cận cảnh quy trình chế biến vỏ hàu thành thức ăn chăn nuôi của nông dân Quảng Ninh - Ảnh 10.

Sản phẩm bột vỏ hàu của HTX đã được thử nghiệm ở các trang trại bò, các vườn cây ăn quả... bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

 

Hoàng Anh