dd/mm/yyyy

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất giữa đồng bằng

Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.
Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 1.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 2.

Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 3.

Theo bậc cao niên ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn), hiện có khoảng hơn 20 cây kơ nia vẫn hiện hữu sừng sững xung quanh khuôn viên nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ. Ngoài ra, còn một số cây rải rác trong đất rừng sản xuất của người dân do địa phương quản lý. Người dân cho biết, vườn kơ nia này có từ lâu đời, có tuổi thọ hàng trăm năm.

Cụ Hà Văn An (80 tuổi, thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc) cho hay, trước kia, ở khu vực này là rừng, ở đây có một cái đình nên còn gọi là rừng Đình, cây kơ nia mọc rất nhiều. Trước giải phóng, khu vực này rừng còn rậm rạp, người dân vào rừng nhiều lần còn giáp mặt với cả hổ.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 4.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 5.

"Từ thời cha ông tôi đã có rồi, khi lớn lên, tôi đã thấy nhiều cây kơ nia mọc sừng sững ở đây. Có nhiều cây cao hàng chục mét, thân to 2 - 3 người ôm không xuể. Đến lớp trẻ sau này đi thả bò, chăn trâu đều đến dưới tán cây kơ nia chơi. Mùa kơ nia sai quả, trẻ con thời ấy còn nhặt trái kơ nia rụng ăn cho đỡ đói. Hạt kơ nia ăn rất ngon, bây giờ thành đặc sản", cụ An nói.

Tuy nhiên, càng về sau khi dân cư đông đúc, người dân khai hoang làm nương rẫy, rồi cả sự tàn phá của lâm tặc thì rừng kơ nia ở Hòa Mỹ mất dần. "Bây giờ chỉ còn lại trên 30 cây kơ nia, chủ yếu mọc trong và xung quanh khuôn viên nhà văn hóa thôn Hòa Mỹ. Vậy nên mấy chục năm nay cả làng gìn giữ như báu vật của làng", cụ An chia sẻ.

Theo người dân thôn Hòa Mỹ kể rằng, vài năm trước khi làm nhà văn hóa thôn, do có cây kơ nia cành to buộc phải cưa hạ cành này mới xây dựng được nhưng không dám vì sợ đụng đến "thần linh". Sau này, một người dân trong làng xung phong nhận trọng trách cưa hạ. Trước khi cưa cành cây kơ nia, làng cũng dâng hoa quả cúng xin trước. Nhưng không lâu sau người này đổ bệnh nặng rồi mất, từ đó người dân trong làng lại càng tin và quyết bảo vệ vườn kơ nia này.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 6.

Người dân ở Hòa Mỹ cũng xem vườn kơ nia cổ thụ còn sót lại là "của hiếm" không chỉ ở địa phương mà của cả tỉnh Bình Định. Bởi, ngay cả trên vùng đất Tây Nguyên được xem là xứ sở của loài cây này thì hiện cũng còn rất ít và cũng rải rác ở những buôn làng. Vì vậy, Ban nhân dân thôn Hòa Mỹ cũng như các cụ cao niên trong làng thường xuyên nhắc nhở con cháu và dân làng không được đốn hạ cây kơ nia lấy gỗ hoặc đốt phá làm chết cây. Đến nay, từ già đến trẻ đều ý thức rằng cây kơ nia cổ thụ là biểu trưng của làng nên ra sức gìn giữ, bảo vệ.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 7.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 8.

Ông Văn Đình Bính - Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Hòa Mỹ cũng là người nắm giữ chìa khóa ra vào khuôn viên nhà văn hóa thôn cho hay, dù là "hương ước" miệng nhưng người dân trong làng đều rất chấp hành. Người dân không muốn vi phạm quy định của làng, đặc biệt họ cũng e nếu làm tổn hại đến những cây kơ nia hàng trăm năm tuổi được xem như biểu tượng của làng.

Việc bảo vệ vườn kơ nia cổ thụ này được thể hiện rõ nhất khi chính quyền định xây dựng Nhà Văn hóa thôn Hòa Mỹ cách đây mấy năm. Ông Bính cho biết, trước đây nhà văn hóa dự kiến xây ở một khu vực khác, tuy nhiên nhân dân kiến nghị xây nhà văn hóa ở khu vực này với mục đích là bảo vệ vườn cây kơ nia.

"Khi xây dựng nhà văn hóa, cả làng đồng thuận ra nghị quyết, kiên quyết không đụng vào bất kỳ cây kơ nia nào. Rồi hồi làm cái sân thể thao trong khuôn viên nhà văn hóa, nếu để vuông vức cho đẹp thì phải "hi sinh" ba cây kơ nia. Cuối cùng, cả làng họp thống nhất phải giữ bằng được những cây kơ nia mà bao đời nay người Hòa Mỹ giữ gìn", ông Bính kể lại.

Ông Dương Thanh Cường - Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc - chia sẻ, vườn kơ nia hàng trăm năm tuổi này là nét đặc trưng không riêng người dân thôn Hòa Mỹ mà của xã Nhơn Phúc, thậm chí người dân cả tỉnh biết đến cũng sẽ thấy tự hào vì có một vườn kơ nia cổ thụ độc đáo, vô giá được người dân gìn giữ bao đời nay. Vậy nên người dân Hòa Mỹ cũng rất ý thức và trách nhiệm để chăm sóc, bảo vệ vườn kơ nia.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 9.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 10.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 11.

Kơ nia có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có mặt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Ở Việt Nam, cây này phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ và còn mọc ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo nhưng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, nhiều nhất là ở Sa Thầy - Kon Tum, Lắk, Bản Đôn - Đắk Lắk.

Đặc biệt, với người đồng bào Tây Nguyên, loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Họ coi loài cây này là nơi trú ngụ của thần thánh, vong linh những người đã khuất nên rất ít khi họ đụng chạm, chặt phá cây kơ nia. Trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Bởi vậy, ngay giữa đồng bằng có một vườn cây kơ nia cổ thụ hàng trăm năm tuổi đúng là "của hiếm" cần được chăm sóc, bảo tồn.

"Bao đời nay, ông cha chúng tôi đã gìn giữ, bảo vệ vườn kơ nia này thì đến đời chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở con cháu phải có trách nhiệm phải bảo vệ, chăm sóc tài sản chung quý hiếm này", ông Bính nói.

Song, điều ông Bính và nhân dân Hòa Mỹ lo lắng, nếu không được chăm sóc tốt thì lâu ngày cây bị cằn cỗi, mối mọt rồi chết dần. "Cán bộ cũng như người dân Hòa Mỹ rất mong muốn nhà nước quan tâm cấp kinh phí xây dựng vành đai để bảo tồn, đồng thời xử lý mối mọt. Nếu có điều kiện xây dựng một khuôn viên nhỏ thì sẽ hút khách du lịch. Gần đây cũng có một số du khách ở xa tìm về thôn để tận mắt xem những cây kơ nia ở ngay đồng bằng. Vì họ nghĩ rằng ngay ở đồng bằng mà có những cây kơ nia này là rất lạ", ông Bính nói.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 12.

Báu vật trăm năm tuổi đất Tây Nguyên hiện hữu độc nhất  giữa đồng bằng - Ảnh 13.


Doãn Công - Nguyễn Vượng