Nông dân khẩn trương cho vụ lúa xuân
Những ngày này, thời tiết nắng ấm, trên khắp các cánh đồng, tiếng máy cây ầm ầm, tiếng cười nói rôm rả, ai đấy đều háo hức cho một mùa màng bội thu mới. Gia đình bà Hoàng Thị Sam, bạn Luông Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La) có hơn 1.000 m2 đất ruộng hai vụ. Để chuẩn bị tốt cho một vụ lúa mới, ngày sau khi những ngày tết gia đình bà đã xuống giống, làm mạ, chuẩn bị phân bón, làm đất.
"Trước tết, sau khi có nước vào ruộng, gia đình tôi đã khẩn trương làm mạ để cho kịp thời vụ. Giống lúa năm nay gia đình tôi đưa vào canh tác là giông N87. Từ nhiều năm nay gia đình tôi dùng giống lúa này vì nó phù hợp với khí hậu, đất đai ở đây, ít sâu bệnh, đặc biết giống lúa này chịu được hạn, cho năng xuất cao" bà Sam nói
Cánh ruộng lúa gia đình bà Sam vài trăm mét, gia đình ông Lường Văn Ọi, bản Luông Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La) cũng đang khẩn nạo vét mương, phai lấy nước vào ruộng, cày bừa làm đất để có thể gieo cấy sơn nhất cho kịp mùa vụ.
"Gia đình tôi có gần 2.000 m2 đất ruộng, năm nào gia đình chúng tôi cũng làm được 2 vụ vì có nguồn nước thuận tiện. Gia đình tôi đang làm đất rồi, làm xong là nhờ anh, em xuống cấy giúp cho song nhanh, gia đình làm nông nhiều việc làm. Làm được ruộng thì mình không con lo mua thóc mua giạo nữa. Mong sao năm nay mưa thuận, gió hào, bà con được mùa màng", ông Ọi nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Khù, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Để giành thắng lợi vụ lúa xuân, ngay từ đầu vụ, xã đã tập trung chỉ đạo các bản, huy động mọi lực lượng, phương tiện làm đất, gieo mạ và chuẩn bị mọi vật tư nông nghiệp cho sản xuất vụ gieo cấy lúa xuân. Lựa chọn giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng phù hợp với khí hậu, đất đai từng vùng để đưa vào sản xuất
"Xã vận động nông dân tu sửa, nạo vét kênh mương, chủ động theo dõi quá trình sinh trưởng của lúa; chú trọng việc bón phân, chăm sóc lúa đúng kỹ thuật. Khuyến cáo bà con tích cực thăm đồng, theo dõi sự sinh trưởng của lúa để có cách chăm sóc đúng quy định và kịp thời phát hiện sâu bệnh. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh hại lúa, những diện tích lúa bị ảnh hưởng do rét bà con đang chăm sóc" ông Khù nói.
Để có một mùa lúa xuân năng xuất
Thời tiết sản xuất vụ xuân năm nay, được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. các địa phương cần mạnh tuyên truyền nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích cây hàng hóa có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; gieo cấy theo đúng khung thời vụ. Chú trọng đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ canh tác của từng địa phương.
Ông Lại Hữu Hưng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: Yên Châu phấn đấu gieo cấy trên 800 ha lúa xuân. Với cơ cấu chủ yếu là các giống lúa thuần chất lượng, gồm: Đông A1, ADI 28, ADI 168, BC15; giống lúa thuần N87, N97, N86; giống lúa lai nhị ưu 838, nhị ưu 63, nghi hương 2308... Đây là những giống lúa năng suất, chất lượng cao, giống có khả năng kháng sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận; có thời gian sinh trưởng trung ngày và ngắn ngày.
Để có một vụ lúa thắng lợi, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng các xã, thị trấn trên địa bàn đã phối hợp với trạm khai thác các công trình thủy lợi sửa chữa, khơi thông mương dẫn nước, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước phục vụ cho bà con gieo mạ, đổ ải và gieo cấy lúa. Đồng thời, đôn đốc nông dân bám sát đồng ruộng, chủ động lấy nước vào ruộng khi có nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý; đẩy mạnh cơ giới hóa để gieo cấy vụ xuân đúng khung lịch thời vụ.
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với lúa vụ Xuân năm 2023. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các xã phân công cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, thực hiện công tác điều tra phát hiện và dự tính, dự báo chính xác thời điểm phát sinh, gây hại của các sinh vật gây hại chính trên lúa để chủ động chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ.
Để vụ sản xuất đạt kết quả cao, ngoài sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng về quản lý chất lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vận hành các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi, nông dân cần thực hiện tốt theo kế hoạch chỉ đạo sản xuất của các cơ quan chức năng và địa phương; áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất; lựa chọn các loại giống lúa tốt, chủ động phòng trừ sâu bệnh.