dd/mm/yyyy

Việt Nam trúng hàng chục nghìn tấn gạo trong gói thầu mua 500.000 tấn của Indonesia

Theo thông tin trên chuyên trang thị trường lúa gạo SSRicenews, các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu 3 lô với số lượng là 83.500 tấn gạo (chiếm tỷ lệ 17%) trong gói thầu gạo với số lượng khổng lồ 500.000 tấn của Indonesia.

Việt Nam trúng thầu 3 lô trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia

Chuyên trang thị trường lúa gạo SSRicenews cho biết, tại kết quả gói thầu gạo khổng lồ của Indonesia tháng 10, các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu 3 lô với số lượng 83.500 tấn (chiếm tỷ lệ 17%).

Ấn Độ tham gia lại thị trường xuất khẩu gạo cũng trúng thầu 3 lô với số lượng 80.500 tấn (chiếm tỷ lệ 16%). Còn các doanh nghiệp sử dụng gạo có nguồn gốc từ Thái Lan và Campuchia trúng thầu tới 200.500 tấn chiếm tỷ lệ 40%.

Việt Nam trúng 83.500 tấn trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia - Ảnh 1.

Việt Nam trúng thầu 3 lô trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia

Việt Nam trúng 83.500 tấn trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia - Ảnh 2.

Việt Nam trúng thầu 3 lô trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia

Việt Nam trúng 83.500 tấn trong gói thầu mua 500.000 tấn gạo của Indonesia - Ảnh 3.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 432 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 531 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 503 USD/tấn.

Được biết, các thông tin chi tiết về giá trúng thầu, tên doanh nghiệp vẫn chưa được công bố đầy đủ. Trong đợt mở thầu lần này, Indonesia mua được gạo với giá tốt hơn khá nhiều so với những lần trước nhờ sự tham gia của Ấn Độ. Tuy vậy, do chất lượng gạo Ấn Độ không tốt bằng các nguồn cung khác như Việt Nam hay Thái Lan chính vì thế lượng gạo trúng thầu không cao. 

Đối với Việt Nam, do nguồn cung hạn chế do đó không có nhiều doanh nghiệp tham gia dự thầu. Kết quả thầu gạo lần này sẽ giúp ngăn giá gạo thế giới lao dốc sau khi Ấn Độ bỏ giá sàn xuất khẩu gạo trắng non-basmati.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay (31/10) không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 432 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 531 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 503 USD/tấn.

Giá lúa gạo hôm nay 31/10 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ đối với gạo thành phẩm IR 504. Giá lúa duy trì ổn định, giá cám khô tăng 100 đồng/kg.

Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.200 - 7.500 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.200 - 7.500 đồng/kg, OM 380 dao động 7.000 - 7.200 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.550 - 10.700 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 xuống mức 12.500 - 12.650 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 6.200 - 9.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 9.400 - 9.600 đồng/kg; giá cám khô lên mức 6.300 - 6.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,9 triệu tấn, kim ngạch 4,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 9 tháng so với năm 2003 tăng 23%. Xuất khẩu gạo vẫn là điểm sáng trên bức tranh kinh tế.

Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, có thể thấy, sau khi xuất khẩu gạo đạt liên tiếp trên 1 triệu tấn/tháng trong tháng 3 và tháng 4, trong các tháng gần đây đã chững lại ở mức trên dưới 800.000 tấn/tháng. Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 4,35 tỷ USD, tăng 23%.

Việc Ấn Độ nới lỏng lệnh xuất khẩu gạo đã và đang gây nên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp gạo Việt Nam, song, theo các chuyên gia, “chìa khóa” để hóa giải chính là “quả ngọt” từ lộ trình chuyển đổi sang gạo chất lượng cao, gạo thơm đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai thời gian qua.

Theo đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp đang thực hiện chủ trương chuyển sang sản xuất các loại gạo chất lượng cao, gạo có tính đặc thù như gạo thơm. Điều này giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, không bị “đụng hàng” với các loại gạo Ấn Độ xuất khẩu và hạn chế được khả năng bị ảnh hưởng.

Hiện gạo cao cấp và gạo thơm chiếm khoảng 50% phân khúc gạo xuất khẩu. Đây là định hướng được ngành lúa gạo đề ra trong nhiều năm nay với mục tiêu không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng nhằm tăng giá trị xuất khẩu.

Được biết, Indonesia tiếp tục tích cực nhập khẩu gạo để hạ nhiệt giá trong nước sau một vụ thu hoạch đáng thất vọng.

Cục thống kê của nước này cho biết sản lượng gạo năm 2024 của Indonesia ước tính đạt 30,34 triệu tấn, giảm 2,43% so với năm ngoái.

Phần lớn sản lượng giảm là trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, khi sản lượng giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2023.

Để củng cố nguồn cung, Indonesia đặt mục tiêu nhập khẩu tới 3,6 triệu tấn gạo trong năm nay. Nước này cũng có kế hoạch tăng mạnh diện tích trồng vào năm 2025.

Hiện nay, ngoài Indonesia nhu cầu nhập khẩu gạo cũng xuất hiện ở một số nước khác. Đáng chú ý, Bangladesh mời thầu gạo non-basmati với số lượng 50.000 tấn để phục vụ nhu cầu nội địa. Đài Loan (Trung Quốc) được cho là đang tích cực chuẩn bị nguồn lương thực dự trữ lâu dài.

Về lâu dài, khi giá gạo giảm thì Trung Quốc cũng sẽ quay lại thị trường. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2025 Trung Quốc có thể tăng lượng gạo nhập khẩu lên tới 2 triệu tấn gạo.


Nguyễn Phương