dd/mm/yyyy

Trà Cascara - sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Trà Cascara được coi như một thức uống tăng lực từ thiên nhiên, được sản xuất từ vỏ trái cà phê chín đỏ từ vùng nguyên liệu cây Cà phê chè - Arabica Sơn La.

Clip: Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Cây cà phê chè - Arabica Sơn La, nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản phẩm trà Cascara.

Sơn La có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để canh tác cây cà phê chè - Arabica. Vùng cà phê Arabica Sơn La được đánh giá tương đồng với vùng cà phê của Brazil. Từ cuối những năm 1980, tỉnh Sơn La đã triển khai Chương trình phát triển cây cà phê chè - Arabica. Trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn của thời tiết sương muối khắc nghiệt, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo của người trồng cà phê, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, cây cà phê chè - Arabica đã sinh trưởng và phát triển tốt và trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La. Chính loại cây này đã mang lại cho núi rừng Tây Bắc một sản phẩm mới mang tầm quốc tế, đó là trà cascara.

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 1.

Vùng nguyên liệu cà phê chè - Arabica tại Sơn La với diện tích trên 20.000ha, sản lượng đạt trên 204.000 tấn quả tươi. Ảnh: Nguyễn Vinh

Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 20.000ha (chiếm 41,2% diện tích cà phê Arabica của cả nước và là tỉnh có diện tích trồng cà phê Arabica lớn nhất cả nước) được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Sốp Cộp và Thành phố Sơn La. Trong đó, có gần 18.000 ha được cấp chứng nhận bền vững và tương đương, sản lượng đạt trên 204.000 tấn quả tươi.

Hiện nay, tỉnh Sơn La được công nhận 2 vùng ứng dụng công nghệ cao cho cà phê với diện tích 1.039,5 ha và 1.560 hộ gia đình tham gia; xây dựng duy trì, phát triển chuỗi cung ứng cà phê an toàn.

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 1.

Trà Cascara được làm từ vỏ trái cà phê chín đỏ từ vùng nguyên liệu cây Cà phê chè - Arabica Sơn La. Ảnh: Nguyễn Vinh

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Nhận thấy được nhu cầu của khách hàng; vùng nguyên liệu có chất lượng cao tại tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đã đầu tư dây chuyền chế biến trà Cascara tại bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La) và được khai trương ngày 21/10. Đây là nhà máy chế biến trà từ vỏ trái cà phê chín có quy mô lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Dây chuyền chế biến trà Cascara được xây dựng với công suất 10 tấn quả chín/ngày, tương đương 1 tấn trà thành phẩm/ngày.

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 2.

Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đưa dây chuyền chế biến trà Cascara với công suất 10 tấn quả chín/ngày, tương đương 1 tấn trà thành phẩm/ngày đi vào hoạt động. Ảnh: Phúc Sinh Sơn La.

Dây chuyền chế biến trà Cascara tại Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La gồm: Hệ thống rửa quả tiêu chuẩn thực phẩm, tách vỏ, sấy khử UV; hệ thống sấy lạnh đa chức năng đảm bảo sạch và giữ nguyên hương vị, màu sắc; hệ thống đóng gói tự động có thể ra các sản phẩm túi lọc vuông, túi lọc tam giác.

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 3.

Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đưa dây chuyền chế biến trà Cascara với công suất 10 tấn quả chín/ngày, tương đương 1 tấn trà thành phẩm/ngày đi vào hoạt động. Ảnh: Phúc Sinh Sơn La.

Tại Lễ khai trương dây chuyền chế biến trà Cascara, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết: "tỉnh Sơn La rất mong muốn thu hút các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh nói chung và sản phẩm trà Cascara nói riêng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững".

"Thông qua Lễ khai trương dây chuyền chế biến trà Cascara, tỉnh Sơn La mong muốn giới thiệu, quảng bá, cung cấp các thông tin cụ thể về sản phẩm trà Cascara Sơn La tới doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước", ông Nguyễn Thành Công cho biết thêm.

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 4.

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sơn La qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Sơn La; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Azerbaijan, nước CHDCND Lào tại Việt Nam thăm quan dây chuyền chế biến trà Cascara tại Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Vinh

Trao đổi với phóng viên báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt, ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh cho biết: "trà Cascara đã được các nước Nam Mỹ sử dụng khoảng 50 năm và nước Mỹ đã bán trong nội địa từ rất lâu, tuy nhiên ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Phúc Sinh là công ty đầu tiên khai thác sản phẩm trà Cascara này trên quy mô lớn, với dây chuyền từ Colombia đã có thương hiệu trên toàn thế giới, chúng tôi tạo ra trà Cascara với một hương vị vô cùng đặc biệt".

"Trước đây gần như 100% vỏ quả Cà phê được ủ làm phân bón, vật liệu đốt hoặc vứt đi. Các vùng trồng chuyên canh cà phê lớn phải đối mặt rất nhiều với vấn đề ô nhiễm từ quá trình thải vỏ quả Cà phê. Tuy nhiên với dây chuyền sản xuất trà Cascara kết hợp với quy trình chế biến Wash Arabica thì thay vì bỏ đi, chúng ta lại có một loại trà đặc biệt từ vỏ quả Cà phê chín, đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế. Phúc Sinh rất tự hào đã đóng góp vào một hệ sinh thái tuần hoàn và môi trường xanh như vậy", ông Thông cho biết thêm.

Cũng theo ông Thông, Công ty Phúc Sinh Sơn La đã chế biến trà Cascara trong vài năm gần đây, tuy nhiên hôm nay mới chính thức khai trương dây chuyền với sản lượng lớn hơn rất nhiều. "Được sự yêu mến và chia sẻ, chúng tôi đã xuất khẩu đến 99% sản lượng trà đến các nước sử dụng trà Cascara trên thế giới như Ý, Pháp, các nước Châu Âu khác".

Trà Cascara, sản phẩm tinh hoa của núi rừng Tây Bắc - Ảnh 7.

Dây chuyền chế biến trà Cascara với công suất 1 tấn trà thành phẩm/ngày của Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La đầu tư tại Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Vinh

Có thể thấy, sản phẩm trà Cascara có hương vị đặc biệt, có lợi cho sức khỏe và được coi như một thức uống tăng lực từ thiên nhiên được khách hàng rất ưa chuộng. Với sản phẩm trà Cascara, một sản phẩm quốc tế mang tên Tỉnh Sơn La cùng Phúc Sinh hứa hẹn sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế rất cao.

Lịch sử cà phê xuất phát từ những năm 1671, khi những người chăn dê ở Kaffa (Ethiopia ngày nay) để ý thấy rằng: Con Dê sau khi ăn một loại cây có hoa trắng, quả đỏ đã chạy nhảy đến tận đêm mà không mệt mỏi. Sau đó, người dân ở đây đã dùng loại quả này để làm thực phẩm cho những chuyến đi băng qua sa mạc đến Yemen. Khi di chuyển trên sa mạc, lúc thức ăn đã cạn họ phát hiện ra những trái cà phê khô vẫn có thể ăn được, khi pha với nước cho vị chua thanh nhẹ. Người Yemen gọi chúng là qishr. (qishr là một loại đồ uống nóng truyền thống. Người Yemen pha nó bằng cách thêm vỏ cà phê khô và các loại gia vị khác như gừng và quế), còn tại Ethiopia, trà Cascara được gọi là Geshir, cascara còn được gọi là sultana tại vùng Bolivia và sau này được gọi chung là Cascara cho thức uống này.

Qua nhiều năm lịch sử với hương vị phong phú, nhẹ nhàng thanh mát, Trà Cascara được coi như một thức uống tăng lực từ thiên nhiên. Trà Cascara không chỉ ngon mà còn có lợi cho sức khỏe. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Loại trà này cũng chứa ít caffeine, do đó, nó là lựa chọn tốt cho những người muốn cảm nhận hương cà phê mà không bị tác động mạnh bởi caffeine có trong cà phê.

Nguyễn Vinh - Văn Ngọc