Tăng trưởng ấn tượng, mực – bạch tuộc Việt vẫn đối mặt rào cản kép từ Mỹ và EU

P.V

11/04/2025 20:31 GMT +7

Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).

Đạo luật MMPA của Mỹ yêu cầu các quốc gia xuất khẩu hải sản phải chứng minh quy trình đánh bắt không gây hại đến động vật biển và đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý tương đương với Mỹ. Mới đây, Mỹ cũng đã thông báo không công nhận Việt Nam đạt tiêu chuẩn tương đương, làm gia tăng nguy cơ cấm nhập khẩu nhiều loài hải sản từ ngày 1/1/2026 nếu Việt Nam không có động thái điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh MMPA, quy định chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU) của EU tiếp tục là rào cản lớn đối với thủy sản khai thác, trong đó có mực và bạch tuộc.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam đã xuất được sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trong đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc & Hongkong và EU là 5 thị trường NK lớn nhất. So với cùng kỳ năm 2024, kim ngạch XK mực và bạch tuộc sang các thị trường này đều tăng, trừ Trung Quốc & Hongkong. Ngoài 5 thị trường chính, XK sang các thị trường khác phần lớn không mấy khả quan.

Trước những áp lực từ các tiêu chuẩn kiểm soát nguồn gốc ngày càng khắt khe của Mỹ và EU, nếu các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc đầy đủ, sẽ có nguy cơ bị từ chối nhập khẩu, ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu.

Do đó, VASEP đề xuất cần có sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng để hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, nhằm bảo vệ thị trường xuất khẩu và duy trì sự tăng trưởng của ngành.

Giá tiêu tăng 'sốc', cung cầu vẫn là yếu tố quan trọng nhất của thị trường

Giá tiêu tăng 'sốc', cung cầu vẫn là yếu tố quan trọng nhất của thị trường

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay tăng sốc lên mức 153.000 – 155.000 đồng/kg, sau khi tăng 4.000 – 5.000 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày được xem là tín hiệu tích cực cho ngành tiêu Việt Nam.

Giá cà phê tiếp tục tăng, tạm thời bớt lo ngại thuế quan của Mỹ

Giá cà phê tiếp tục tăng, tạm thời bớt lo ngại thuế quan của Mỹ

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng chốt ở 121.500 – 123.000 đồng/kg. Lâm Đồng sau khi tăng 2.200 đồng/kg so với phiên trước, vẫn có mức giá thấp nhất tại các khu vực trồng cà phê chủ chốt. Giá cà phê thế giới cũng có dấu hiệu khởi sắc sau thời gian dài chịu áp lực từ nhiều yếu tố kinh tế và chính trị.

Mường La dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mường La dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025, huyện Mường La (Sơn La) có 414 hộ được phê duyệt hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Địa phương này phấn đấu hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát xong trước 15/4/2025.