Israel đã biến sa mạc Negev toàn cát đá (chiếm 65% diện tích đất nước) trở thành "cánh đồng xanh công nghệ cao" và cho năng suất cây trồng cao nhất thế giới.
Tiết kiệm nước nhờ công nghệ tưới tiêu tự động: Nước là tài nguyên khan hiếm của Israel, bởi phần lớn lãnh thổ là sa mạc. Vì vậy, tiết kiệm nước là một trong những tiêu chí luôn được đề cao trong mọi hoạt động nông nghiệp. Israel đã phát triển hệ thống tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm tối đa nguồn nước như: Tưới nhỏ giọt, sử dụng các van tự động, dùng vòi phun áp lực thấp, lọc nhiều tầng và phun mưa loại nhỏ. Nhờ tưới nhỏ giọt, nông dân tiết kiệm được 60% lượng nước.
Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững, vì vậy, đạt sản lượng, chất lượng hàng đầu thế giới.
Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp sạch của người Nhật được thể hiện ở những khía cạnh sau: Áp dụng kỹ thuật canh tác nhà kính: Trồng rau thủy sinh trong nhà kính là mô hình rất được ưa chuộng, bởi thời tiết tại Nhật Bản không ưu đãi cho việc trồng trọt. Nhà kính luôn tạo điều kiện tốt nhất cho thực vật sinh trưởng, không tiếp xúc với mưa bão, nắng gió, và thời tiết thất thường. Nông dân Nhật Bản có thể sản xuất quanh năm mà không phải lo về tình hình thiên nhiên. Trồng rau thủy sinh cũng giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, đem lại giá trị kinh tế cao, hạn chế được việc sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu, giúp bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng robot trong ngành nông nghiệp ở Nhật Bản đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp nước này. Đầu tiên phải kể đến đó chính là sản lượng cho ra hàng năm.
Khi sử dụng nguồn lao động truyền thống, sản lượng cho ra hàng năm không đủ đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Nhưng từ khi sử dụng nguồn lao động là robot thì không chỉ đủ khả năng xuất khẩu mà trong nước không bị thiếu hụt.