dd/mm/yyyy

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao

Bắc Yên một trong những huyện vùng cao của tỉnh Sơn La có sự đa dạng của khí hậu, là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại loại sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới.


Clip: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao

Sơn La phát triển sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh để tăng thu nhập

Đến với các xã vùng cao của huyện Bắc Yên, một trong những món ăn truyền thống của đồng bào người Mông được ưa thích đó là măng ớt, đặc biệt là măng trúc muối ớt ở Háng Đồng. Thời gian gần đây, măng trúc muối ớt trở thành một trong những đặc sản có tiếng của huyện Bắc Yên và được lựa chọn là sản phẩm của chương trình mỗi xã một sản phẩm ocop.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 2.

Huyện Bắc Yên phát huy lợi để địa phương phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Mùa Nhìa Di, HTX nông nghiệp và dược liệu Háng Đồng (huyện Bắc Yên, Sơn La) cho biết: HTX thành lập năm 2017 với 10 thành viên, sau gần 5 năm hoạt động, hiện HTX đã có hơn 130 ha cây sơn tra, 500 ha trúc, 180 ha cây thảo quả và 1 nhà xưởng chế biến măng trúc muối ớt. Qua khảo sát nhận thấy, măng trúc muối ớt đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, vì vậy HTX đã mở rộng diện tích trồng trúc lấy măng.

"HTX liên kết xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo, tập huấn quy trình chế biến măng muối ớt cho các thành viên. Đến nay, sản phẩm này đã có mặt trên thị trường toàn quốc. Năm 2019, sản phẩm măng trúc muối ớt Háng Đồng tham gia chương trình OCOP của tỉnh và là một trong những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân", ông Di mói.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 3.

Sản phẩm OCOP măng trúc muối ớt Háng Đồng của HTX nông nghiệp và dược liệu Háng Đồng (huyện Bắc Yên, Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Vùng cao Bắc Yên (Sơn La): Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

Trao đổi với phóng viên, Bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Yên cho biết: Với mục tiêu phát triển các tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm Chương trình OCOP theo hướng ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. UBND huyện Bắc Yên đã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nguyên tắc, mục tiêu, trình tự các nội dung của chương trình OCOP.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 4.

Bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Yên giới thiệu sản phẩm OCOP. Ảnh: Văn Ngọc

Hàng năm, huyện đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện và Hội nghị triển khai Chu trình OCOP được triển khai đến các xã, thị trấn và toàn thể các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện; huyện cũng đặt nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP là chương trình chỉ đạo xuyên suốt của Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện; Thành lập Tổ OCOP để giúp việc cho Ban Chỉ đạo; Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện theo hướng dẫn và bố trí 01 cán bộ chuyên trách thực hiện Chương trình OCOP.

Đến nay huyện Bắc Yên đã phát triển được 7 sản phẩm: Hai sản phẩm "Trà Xanh Mây; Măng Trúc muối ớt Háng Đồng' là sản phẩm OCOP làm điểm của tỉnh năm 2019. (Đạt 4 sao đối với sản phẩm Măng trúc muối ớt Háng đồng, 4 sao đối với Trà xanh Mây). Ba sản phẩm Táo Sơn tra khô (đạt 3 sao); Tinh dầu sả ZaVa (đạt 4 sao), Trà xanh Thiện (đạt 4 sao) cấp tỉnh năm 2020. Đối với sản phẩm Rượu Hang Chú, Thảo quả sấy khô hiện nay đã đánh giá chu trình tại cấp huyện. (đạt 4 sao đối với sản phẩm rượu Hang Chú và 3 sao đối với Thảo quả sấy khô). Hiện nay đã hoàn tất thủ tục trình Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đánh giá phân hạng năm 2022.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 5.

Người dân xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) thu hái chè Shan Tuyết đặc sản. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo bà Hương, trong quá trình thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Bắc Yên cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, giá thành cao. Hợp tác xã hoạt động chế biến và buôn bán, lưu thông, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công còn hạn chế. Các ý tưởng về sản phẩm đến từ cơ sở còn "nghèo nàn", chưa có tính độc đáo và còn trùng lặp về sản phẩm. Giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nông sản không theo kịp, dẫn đến nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp. Khó khăn về nguồn vốn vay đầu tư vào hoạt động sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Huyện chưa có điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm dẫn đến việc tiêu thụ và liên kết tiêu thụ hạn chế đặc biệt là các điểm du lịch.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 6.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 7.

Sơn La: Phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh của vùng cao - Ảnh 8.

Các sản phẩm OCOP của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Trong thời gian tơi, xác định Chương trình OCOP gắn với lợi thế về phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Huyện Bắc Yên có diện tích rộng lớn với điều kiện khí hậu phân bố rỗ rệt, có hệ sinh thái đa dạng, sản phẩm phong phú (như phát triển các sản phẩm mang tính dược liệu; Thảo Quả, Sa Nhân, nghệ vàng, nghệ đỏ, gừng, tam thất, Hà thủ Ô, sả  ngoài ra còn có Quả sơn tra…), ngoài ra gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP là việc phát triển lĩnh vực du lịch, Trong đó đặt biệt là vùng Cao cảnh quan đẹp (như Thiên Đường Mây, Sống lưng Khủng Long, các cánh rừng nguyên sinh đây là những tiềm năng, lợi thế để huyện Bắc Yên thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) gắn với du lịch đạt kết quả cao.

"Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển các sản phẩm lợi thế, nâng cao giá trị sản phẩm. Huyện Bắc Yên hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất liên kết sản xuất, chế biến, chuẩn hóa sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, chuẩn hóa sản phẩm về quy cách, đóng gói, bao bì, tem nhãn truy xuất nguồn gốc, phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, xây dựng vùng nguyên liệu ... đối với các sản phẩm chủ lực", bà Hương nói.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh